Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Đạo Phật

Tiểu sử cuộc đời, đạo nghiệp và những câu chuyện kỳ bí cố Hòa thượng Tuyên Hóa

5/5 - (6 bình chọn)

Quý vị và các bạn thân mến.!
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa, là một trong những vị cao tăng được tôn thờ bởi đông đảo chư Tăng ni, Phật Tử đến từ Trung Quốc. Ngài không chỉ có tấm lòng từ bi, nhân hậu mà còn có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của Phật giáo nước nhà. Qua bài viết này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng mời quý vị và các bạn, hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử chi tiết, đạo nghiệp tu hành và những câu chuyện kỳ bí về, Cố Hòa thượng Tuyên Hóa, qua nội dung bài viết chi tiết sau đây.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa


Xem Video Trên Kênh YouTube Tôn Giáo Tín Ngưỡng 

Tiểu sử cố Hòa thượng Tuyên Hóa là ai?

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa có thế danh là Bạch Ngọc Thư. Ngài vốn sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ, (tức ngày 26 tháng 4 năm 1918), tại Kiết Lâm, huyện Song Thành, tỉnh Tùng Giang, vùng Đông Bắc Trung Hoa xưa, (tức Mãn Châu Trung Quốc ngày nay). Cha của ngài có tên là Phú Hải, chuyên làm nghề nông để kiếm sống qua ngày; còn mẹ của ngài thuộc dòng dõi họ Hồ trứ danh trước kia. Ngài sinh ra và lớn lên trong gia đình có tới tám người con, bao gồm năm trai ba gái, trong đó bản thân ngài là con trai út.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Mẹ của cố Hòa thượng Tuyên Hóa, vốn là một tín đồ vô cùng tôn sùng Đạo Phật. Do đó mà ngài đã chịu ảnh hưởng từ mẹ về Đạo Phật, khiến cho ngay từ thuở nhỏ ngài đã có ý xuất gia. Tuy nhiên, mãi sau này khi mẹ của ngài qua đời, ngài mới có dịp tìm đến Chùa Tam Duyên, để bái lạy Đại Lão Hòa thượng Thường Trí làm thầy, và chính thức xuống tóc xuất gia. Khi xuất gia vào thời điểm đó, Cố Hòa thượng Tuyên Hóa vừa tròn 19 tuổi.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Sau khi xuất gia, cố Hòa thượng Tuyên Hóa trở về quê nhà, ngài đã đến mộ phần của mẹ để làm lễ thủ hiếu trong suốt ba năm. Trong khoảng thời gian 3 năm đó, cố Hòa thượng Tuyên Hóa sống trong một túp lều tranh nhỏ, ngày ngày tập luyện tọa Thiền, tu tập Phật Pháp theo hướng dẫn từ Đại lão Hòa thượng Thường Trí.

Đạo nghiệp tu hành của Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Năm 1946, sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã tìm xuống phía Nam, để tìm đến Chùa Nam Hoa ở Tào Khê, tỉnh Quảng Đông, để bái sư là Đại Lão Hòa thượng Hư Vân, sau đó ngài đã lên núi Phổ Đà để thọ Cụ Túc Giới. Cuối cùng, sau khi trải qua hơn 3.000 dặm di chuyển, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã được bái kiến Đại Lão Hòa thượng Hư Vân, là một bậc Đại thiện tri thức mà từ trước  tới nay ngài vẫn luôn ngưỡng mộ.

Cố Hòa Thượng Hư Vân Đại Sư
Cố Hòa Thượng Hư Vân Đại Sư

Vừa nhìn thấy ngài, Đại Lão Hòa thượng Hư Vân khi đó đã 109 tuổi liền nhận ra ngay sự chứng ngộ của cố Hòa thượng Tuyên Hóa. Đại Lão Hòa thượng Hư Vân khi đó đã nói: “Như thị, như thị!” và ngài Tuyên Hóa cũng đáp lại, “Như thị, như thị!” Biết ngài là bậc “pháp khí”, Đại Lão Hòa thượng Hư Vân ấn chứng sở đắc của sư, tặng cho cố Hòa thượng Tuyên Hóa pháp hiệu là Tuyên Hóa. Điều đó đã đánh dấu cột mốc ngài Tuyên Hóa chính thức trở thành vị Tổ thứ chín của Quy Ngưỡng Tông. Sau đó, Đại Lão Hòa thượng Hư Vân dạy ngài Tuyên Hóa, ở lại đảm nhận chức Viện trưởng Viện Giới luật, của Nam Hoa Tự.

Năm 1949, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã giã từ Nam Hoa Tự, và lên đường sang Hương Cảng, ngài đã sống biệt lập trong một sơn động. Chẳng bao lâu, đã có hàng ngàn Tăng Lữ từ Đại Lục Trung Hoa sang Hương Cảng tị nạn và đến cầu cứu sự giúp đỡ của ngài. Cố Hòa thượng Tuyên Hóa bèn rời khỏi sơn động, và đã sáng lập nên Phật Giáo Giảng Đường, Tây Lạc Viên Tự và Từ Hưng Thiền Tự, cùng hỗ trợ xây dựng và trùng tu nhiều Đạo Tràng khác.

Năm 1961, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã sang Châu Úc để Hoằng Pháp. Vào năm 1962, ngài đi đến San Francisco, Hoa Kỳ. Tại đây, ngài đã kiên trì tu hành trong im lặng, trong một nhà kho nhỏ, ngài chờ đợi cơ duyên chín muồi để Hoằng dương Đạo Pháp. Lúc ấy, ngài Tuyên Hóa tự gọi mình là, “Mộ Trung Tăng”, dịch là, (nhà sư trong phần mộ), và “Hoạt Tử Nhân”, dịch là, (người đã chết nhưng còn sống).

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Năm 1968, khi biết cơ duyên đã đến, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã nói: “Một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh.” Mùa hè năm ấy, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã chủ trì Pháp hội giảng Kinh Lăng Nghiêm, liên tục trong vòng 96 ngày. Khi kết thúc Pháp hội, quả nhiên có năm người Mỹ xin theo ngài xuất gia. Từ đó, ngài Tuyên Hóa đã chủ trì nhiều Pháp hội khác, để giảng giải Tâm Kinh như, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Bảo Đàn,…

Năm 1976, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã thành lập nên Vạn Phật Thánh Thành, một nền tảng căn cứ địa tại Hoa Kỳ để Hoằng dương Phật Pháp. Tại Thánh Thành, ngài Tuyên Hóa cho xây dựng chế độ Tùng Lâm, đào tạo Tăng ni học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự tu hành chân chính. Ngài chủ trương rằng tất cả chúng Phật tử trên toàn thế giới cần phải đoàn kết lại và nên dung hợp Nam, Bắc Tông thành một khối. Nhờ đó, nhiều dịp truyền thụ Tam Đàn Đại Giới, được tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành, là do các chư vị Cao Tăng Đại Thừa và Tiểu Thừa chủ trì hợp lực.

Vạn Phật Thánh Thành
Vạn Phật Thánh Thành

Năm 1973, cố Hòa thượng Tuyên Hóa, đã chính thức thành lập Hội Phiên dịch Kinh Điển (Buddhist Text Translation Society) ở Cựu Kim Sơn, tại đường Washington. Đến năm 1977, viện được sáp nhập với trường Đại học Phật Giáo Pháp Giới, có danh xưng là Học viện Phiên dịch Kinh điển Quốc tế.

Năm 1990, cố Hòa thượng Tuyên Hóa, lại nới rộng và dời Viện về thành phố Burlingame ở phía nam của Cựu Kim Sơn. Khi được thành lập Hội Phiên dịch Kinh sách, ngài Tuyên Hóa đã lập ra bốn phòng ban đặc biệt, để điều hành công việc phiên dịch. Bốn phòng ban này cung ứng với những phương thức tuyệt hảo, dành cho công việc huấn luyện những thành viên mới tham gia, trong tiến trình phiên dịch.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Năm 1980, cố Hòa thượng Tuyên Hóa, đã thành lập nên Trung tâm Cứu Tế Nạn dân,  là một tổ chức cứu trợ xã hội bất vụ lợi, đã được chính phủ Hoa Kỳ ủy quyền để cứu tế. Chuyên cung cấp các lớp huấn luyện và đào tạo Anh ngữ, đồng thời giúp người dân tị nạn từ các nước Lào, Việt Nam, Campuchia sang Hoa Kỳ được tái định cư. Tuy nhiên, trung tâm này đã bị đóng cửa theo quyết định của chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1986.

Năm 1982, cố Hòa thượng Tuyên Hóa, đã thành lập một chương trình huấn luyện Tăng ni và cư sĩ, chủ yếu với mục đích vào việc học tập và tu trì Phật Pháp, dựa trên nền tảng của giới định huệ, trong khuôn viên tu viện.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Năm 1987, tại Vạn Phật Thánh Thành, cố Hòa thượng Tuyên Hóa, đã chỉ đạo trường Đại học Pháp Giới, tổ chức hội thảo Tôn Giáo Quốc Tế. Cũng trong năm 1987, ngài Tuyên Hóa đã diễn giảng tại chương trình hội thảo Phật Giáo-Cơ Đốc Giáo Quốc Tế, tại Berkeley lần thứ 3.

Năm 1989, cố Hòa thượng Tuyên Hóa, đã được hội Quaker kính thỉnh ngài Thuyết Pháp định kỳ tại Trung Tâm Tu Học, Pendle Hill, Pennsylvania. Năm 1992, ngài Tuyên Hóa là khách quý, đến chủ trì Pháp Hội hằng năm của nhóm Vedanta Society. Đáng kể thêm là, tình Đạo chân thành giữa cố Hòa thượng Tuyên Hóa và Cha Xứ John Rogers, giáo sĩ trường Đại học Humboldt, vô cùng gắn bó rất mật thiết.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Ngày mồng 7 tháng 6 năm 1995, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đã viên tịch tại Los Angeles, Hoa Kỳ, ngài đã trao lại cho các đệ tử ba trách nhiệm quan trọng nhất:
1. Là Tiếp tục Hoằng dương Phật Pháp.
2. Là Tiếp tục Phiên dịch Kinh Điển Phật Giáo.
3. Là Hoàn mãn sự nghiệp giáo dục.
Tuân theo di huấn của cố Hòa thượng Tuyên Hóa, tại các Đạo Tràng thuộc Tổng hội Phật Giáo Pháp Giới, tứ chúng đệ tử đều chuyên tâm trì niệm, tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật trong suốt 49 ngày, kể từ khi ngài Tuyên Hóa viên tịch.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Ngày 12/6/1995, lễ nhập quan của cố Hòa thượng Tuyên Hóa được tổ chức cử hành tại Long Beach Thánh Tự. Đến ngày 16/6, kim quan của cố Hòa thượng Tuyên Hóa, được cung thỉnh về Vạn Phật Thánh Thành. Tại đây lễ tri ân được tổ chức từ ngày 26/7 đến ngày 28/7, tro cốt của cố Hòa thượng Tuyên Hóa, đã được rải trên địa phận của Vạn Phật Thánh Thành, đúng như lời di huấn của cố Hòa Thượng để lại trước khi viên tịch.

Một số câu chuyện kỳ bí về Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Năm cố Hòa thượng Tuyên Hóa vừa tròn 11 tuổi, hôm đó, ngài cùng với chúng bạn dạo chơi, bất chợt ngài trông thấy một em bé mắt nhắm, miệng ngậm, nằm bó trong đám rơm. Ngài đã chạy lại để gọi mà đứa bé không hề hồi đáp, ngài sờ vào thì không thấy em bé có hơi thở. Ngài thấy vô cùng khó hiểu nên gọi lũ bạn lại hỏi.? Có đứa bạn tỏ vẻ hiểu biết thì liền nói: “Ðứa bé đó đã chết rồi!”. Thế nhưng ngài Tuyên Hóa vẫn vô cùng ngạc nhiên, không hiểu như thế nào là chết. Về nhà, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đem chuyện đó thưa hỏi thân mẫu, bà dạy: “Phàm làm người, thì ai cũng phải chết. Có kẻ tuổi già rồi chết, có kẻ vì bệnh tật mà phải chết, cũng có kẻ vì tai nạn mà chết. Bất luận là người giàu sang hay nghèo hèn, nhưng rốt cuộc rồi ai ai cũng phải chết cả con ạ !”. Khi đó ngài Tuyên Hóa lại thưa: “Như vậy, có cách gì để thoát sự chết chăng?”. Bấy giờ có vị khách xưa kia đã từng tu Ðạo đang ngồi chơi trong nhà, đỡ lời thân mẫu của ngài đáp rằng: “Chỉ có một cách là tu Ðạo, để hiểu rõ tự tâm, thấu suốt bản tánh, thì mới có thể hoàn toàn chấm dứt sanh tử, thoát khỏi luân hồi, thành tựu Chánh Giác, chứng được Vô Sanh.”

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Tuy rằng khi đó cố Hòa thượng Tuyên Hóa tuổi còn nhỏ, song đối với lời vị khách nói, ngài như được khai thị và tỉnh ngộ rất thực sâu xa, nên đã quyết chí xuất gia tu Ðạo. Khi ngài Tuyên Hóa mang chuyện xuất gia thưa với thân mẫu, bà dạy: “Xuất gia là điều tốt lắm con ạ, song không phải là chuyện dễ làm. Con cần phải có thiện căn, có đại nguyện lực, và phát đại Bồ Ðề tâm, thì con mới có thể thành tựu Vô Thượng Ðạo. Nay con đã có lòng xuất gia, thì mẫu thân hết sức đồng ý! Song, nay ta tuổi đã cao, mà các anh chị của con đều đã tự lập, vậy con nên tạm ở lại để phụng dưỡng cha mẹ, đến khi ta mất rồi, lúc đó con xuất gia tu hành cũng chưa muộn”.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Ngài vâng lời cha mẹ. Sau đó, hằng ngày cố Hòa thượng Tuyên Hóa thường theo thân mẫu đi Chùa cúng lạy Phật. Lạy Phật xong, ngài quay ra lạy cha mẹ, rồi vì nhận thấy thế giới này còn rộng lớn hơn cả phụ mẫu, nên ngài hướng lên trời, nhìn xuống đất mà lạy. Ngài lại nghĩ đến những người tốt đang vì thế giới mà lạy, ngài thầm tạ ơn họ về những việc thiện mà họ đang làm. Nhận thấy những người ác, nghĩ họ thật đáng thương, Ngài lại vì họ mà lạy, mong sao họ sẽ được giảm bớt nghiệp chướng và sớm biết hối cải. Mỗi ngày ngài lại nghĩ đến những người khác để bái lạy. Cho nên về sau, bất kể thời tiết thế nào, mỗi ngày ngài đều đặn bái lạy 837 lạy vào buổi sáng và bái lạy 837 lạy vào buổi tối.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Đến năm cố Hòa thượng Tuyên Hóa tròn 19 tuổi, thì thân mẫu ngài qua đời. Sau khi lo chu toàn việc mai táng cho mẫu thân, ngài đã đến Chùa Tam Duyên, bái lạy Đại Lão Hòa Thượng Thường Trí làm Sư Phụ, và chính thức xuống tóc xuất gia. Sau đó, ngài trở về quê, đến mộ phần của mẫu thân để thủ hiếu trong suốt ba năm. Trong khoảng thời gian đó, cố Hòa thượng Tuyên Hóa sống trong một am lều tranh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, tụng đọc Kinh Điển Ðại Thừa và niệm hồng danh hiệu Phật, A-Di-Ðà.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Có lần cố Hòa thượng Tuyên Hóa đang tọa Thiền, thì chợt có vị khách đến viếng. Ngạc nhiên thay, vị khách ấy lại chính là Lục Tổ Huệ Năng. Ðức Tổ Sư đã dạy ngài rằng, trong tương lai ngài sẽ qua Mỹ Quốc để độ nhân sinh, ở Tây Phương đó Ngài sẽ gặp nhiều kẻ hữu duyên theo ngài, cùng Hoằng dương Phật Pháp, và sẽ độ được vô lượng vô biên chúng sanh. Mãi đến lúc Ðức Tổ Sư Huệ Năng từ biệt quay đi rồi, thì cố Hòa thượng Tuyên Hóa mới choàng tỉnh, sực nhớ rằng Ðức Huệ Năng vốn là người đời Triều Đại nhà Ðường, từng sống vào khoảng 1.200 năm về trước.

18 Đại nguyện của Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Năm cố Hòa Thượng Tuyên Hóa tròn 19 tuổi, thì thân mẫu của ngài đã mãn dương thọ rồi tạ thế. Sau khi lo liệu chu toàn việc mai táng cho thân mẫu, ngài đã đi tới Chùa Tam Duyên ở Hợp Nhĩ Tân, để bái lạy Đại Lão Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy, chính thức xuất gia. Không lâu sau đó, ngài tới trước mộ phần của thân mẫu để thủ hiếu trong vòng 3 năm.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa

Trong năm đầu tiên, nhân ngày vía Ðức Quán Thế  Âm Bồ Tát, là ngày 19 tháng 6 âm lịch, cố Hòa thượng Tuyên Hóa đối trước Chư Phật và Chư Bồ Tát mười phương phát 18 Ðại Nguyện, cụ thể như sau :

Kính lạy thập phương Chư Phật, cùng Tam Tạng Pháp, hợp Chư Hiền Thánh Tăng trong quá khứ và hiện tại;

Nguyện rủ lòng chứng giám:

Ðệ tử là Ðộ Luân, Thích An Từ;

Nay Đệ tử phát tâm;

Chẳng vì cầu phước báu nơi Thiên, Nhân, cùng Thanh Văn, Duyên Giác;

Hay Chư Bồ Tát Quyền Thừa, Mà phát Bồ Ðề Tâm.

Nguyện cùng tất cả chúng sinh trong Pháp Giới;

Ðồng thời chứng đắc;

A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ-Đề.

Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
Cố Hòa thượng Tuyên Hóa
  1. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Bồ Tát ở Thập Phương Tam Thế, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  2. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Duyên Giác ở Thập Phương Tam Thế, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  3. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Thanh Văn ở Thập Phương Tam Thế, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  4. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Thiên, Nhân ở trong Tam Giới, mà chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  5. Nguyện rằng nếu còn một Người ở trong Thập Phương Thế Giới, chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  6. Nguyện rằng nếu có một vị Thiên, Nhân hay Atula, mà chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  7. Nguyện rằng trong Thế Giới loài Súc Sinh, mà còn một kẻ chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  8. Nguyện rằng trong Thế Giới loài Ngạ Quỷ, mà còn một kẻ chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  9. Nguyện rằng nếu trong Thế Giới loài Ðịa Ngục, mà còn một kẻ chưa thành Phật hoặc Địa Ngục chưa trống không, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  10. Nguyện rằng trong Tam Giới, nếu còn một ai đã từng quy y với Đệ tử, dù là Thiên, Nhân, Atula, các loài bay, lặn, động vật, thực vật, linh giới, rồng, súc sinh, quỷ, hoặc thần mà chưa thành Phật, Đệ tử thề không giữ ngôi Chánh Giác.
  11. Nguyện hồi hướng, bố thí khắp nơi mọi phước lạc mà Đệ tử đáng được hưởng, cho tất cả chúng sinh trong Pháp Giới.
  12. Nguyện rằng một mình Đệ tử, sẽ nhận chịu hết tất cả khổ nạn của chúng sinh trong toàn Pháp Giới.
  13. Nguyện rằng Đệ tử sẽ phân linh thành vô số, để phổ nhập vào tâm của những chúng sinh nào không tin Phật Pháp, làm cho họ bỏ ác hướng thiện, sám hối tội lỗi, biết tự sửa mình, quy y Tam Bảo, rồi cuối cùng đều được thành Phật.
  14. Nguyện rằng chúng sanh nào thấy mặt hoặc chỉ nghe tên Đệ tử, đều phát tâm Bồ Đề, chóng đắc thành Phật Ðạo.
  15. Nguyện rằng luôn tôn kính điều Phật dạy và thực hành mỗi ngày ăn một bữa vào lúc giữa trưa.
  16. Nguyện giác ngộ loài hữu tình, nhiếp thọ rộng khắp các loài căn cơ.
  17. Nguyện trong đời này Đệ tử sẽ đắc Ngũ nhãn, Lục thông, phi hành tự tại.
  18. Nguyện rằng tất cả nguyện trên đều được thành tựu viên mãn.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *