Đạo Phật

Tiểu sử Thượng tọa Thích Chánh Định là ai, Thầy ở chùa nào, có thành tựu gì nổi bật?

5/5 - (2 bình chọn)

Quý vị và các bạn thân mến! Thượng tọa Thích Chánh Định là một nhà sư cùng tên pháp danh không mấy xa lạ đối với chúng Tăng ni, Phật tử ngày nay. Thượng tọa vô cùng nổi tiếng trên mạng xã hội, bởi những bài giảng giải về giáo lý Phật pháp vô cùng triết lý, sâu sắc và ý nghĩa, nên được đông đảo đại chúng tin tưởng, mến mộ. Qua bài viết này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng sẽ giúp quý vị và các bạn tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử bản thân, Thầy ở chùa nào, quá trình tu hành đạo nghiệp và những thành tựu của Thượng tọa Thích Chánh Định, thông qua nội dung bài viết chi tiết sau đây.


Xem Video Trên Kênh YouTube

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Tiểu sử Thượng tọa Thích Chánh Định là ai?

Thượng tọa Thích Chánh Định hiện chưa rõ thế danh cụ thể, Thầy tu học theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, lấy pháp danh là Sammà sàmadhi. Theo như trong sách Nhân vật Phật giáo Việt Nam, thì Thượng tọa Thích Chánh Định sinh vào ngày mùng 3 tháng 3 năm 1971, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nước Việt Nam. Thân phụ của Thầy là cụ ông Châu Huỳnh Bửu, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phê.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Thượng tọa Thích Chánh Định sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo gồm có tất cả 8 anh, chị em, trong đó Thầy là người con thứ tư trong gia đình. Điều đặc biệt trong gia đình của Thầy đó là, mặc dù gia đình có tổng cộng mười người, thế nhưng đã có 5 người đã cắt đứt quan hệ máu mủ với nhau và đi xuất gia. Bao gồm cha mẹ, người anh cả, người em út và chính bản thân Thượng tọa Thích Chánh Định. Tất cả 5 người trên đều đã từng cư ngụ hoặc làm trụ trì của các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau ở các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ. Đây là điều vô cùng hiếm và ít có gia đình nào làm được hiện nay.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Thượng tọa Thích Chánh Định, được xuất thân trong một gia đình có truyền thống nề nếp gia phong lễ giáo và thuần tín Tam Bảo, theo đức tin Phật giáo. Ngay từ thuở nhỏ, Thầy đã tỏ ra là người có trí thông minh khác thường, lanh lợi hiểu biết. Nhờ đó mà Thầy mới có thể học hành lên đến bậc đại học. Cho đến khi học đến năm thứ hai của Đại học An Giang, Thượng tọa Thích Chánh Định đã phát nguyện siêu thoát phàm trần, theo bước chân của Đức Phật. Cả ngày Thầy chỉ học theo lời Phật dạy, và thường xuyên đi đến những nơi thiền định và tịnh cảnh.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Đạo nghiệp và tu hành của Thượng tọa Thích Chánh Định

Năm 1976, Thượng tọa Thích Chánh Định gặp biến cố lớn đầu tiên trong cuộc đời của mình. Đó chính là việc thân phụ của Thầy đã qua đời, để lại nỗi mất mát to lớn trong khi Thầy vẫn còn đang quá nhỏ tuổi.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Năm 1981, Thượng tọa Thích Chánh Định quyết định xuất gia đi tu, dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng Luận Sư Tịnh Sự, khi đó Thầy mới chỉ tròn 10 tuổi.

Năm 1982, Thầy đã được Hòa thượng trụ trì là Huệ Hà Thành cho phép thọ giới Sa Di tại chùa Phước Hưng, tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Về sau ngôi chùa Phước Hưng do Hòa thượng Vĩnh Hạ Đạt làm trụ trì, nên Thượng tọa Thích Chánh Định đã đi theo Hòa thượng Vĩnh Hạ Đạt để tu tập cầu đạo.

Chùa Phước Hưng - Sa Đéc - Đồng Tháp
Chùa Phước Hưng – Sa Đéc – Đồng Tháp

Năm 1987, Hòa thượng Vĩnh Hạ Đạt, lúc đó làm Trưởng Ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã viên tịch. Thượng tọa Thích Chánh Định khi này đi vào chùa Xá Lợi tại quận 3, thành phố HCM, cầu đạo với trụ trì là Hòa thượng Thiện Hạ Hào, làm Trưởng Giáo đoàn Phong Thiện Thái và giữ chức vụ Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố HCM.

Chùa Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai
Chùa Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai

Năm 1990, Thượng tọa Thích Chánh Định thọ đại giới.

Năm 1997, Thượng tọa Thích Chánh Định tốt nghiệp Học viện Phật giáo Việt Nam khóa III, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1999, Thượng tọa Thích Chánh Định tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Phật học tại Ấn Độ.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Hiện nay Thượng tọa Thích Chánh Định đang ở chùa nào?

Hiện nay Thượng tọa Thích Chánh Định, chính là người khai sơn và trụ trì của chùa Tam Phước, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngôi chùa Tam Phước được thành lập vào năm 1991, có địa chỉ tọa lạc tại số 247, Tổ 7, khu phố Long Khánh 1, phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nước Việt Nam. Đây là một trong số những ngôi chùa vô cùng nổi tiếng, được xây dựng trên một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp, bốn mùa cây cối rất xanh tươi trù phú.

Chùa Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai
Chùa Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai

Khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước, trước khi có ngôi chùa Tam Phước như ngày nay, ban đầu nơi đây là một ngôi chánh điện được xây dựng bằng các loại vật liệu thô sơ và một am cốc dùng để tu tập. Chính Hòa thượng Bửu Chánh là người đã giới thiệu Thượng tọa Thích Chánh Định tới đây để tu tập.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Sau hơn hai năm tu tập tại nơi đây, dù điều kiện sống đơn giản và có phần thiếu thốn. Thế nhưng Thượng tọa Thích Chánh Định, vẫn duy trì được các nghi lễ và phương châm tu tập thuần túy, theo giáo pháp của Phật giáo nguyên thủy. Theo đó, trong thời gian này, Thầy đã tổ chức lễ Kathina tươm tất, thu hút đông đảo chư Tăng ni và Phật tử gần xa tới tham dự.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Cho đến năm 1992, khi điều kiện đã cho phép, Thượng tọa Thích Chánh Định đã quyết định tiểu trùng tu chánh điện cho khang trang, kiên cố hơn. Mái điện khi này được thay thế từ vật liệu thô sơ sang lợp mái tôn chắc chắn, xung quanh cảnh trí cũng được tôn tạo gọn gàng hơn để làm đẹp cho không gian xung quanh.

Chùa Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai
Chùa Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai

Năm 1996, nhờ có chư Phật tử và đại chúng gần xa nhất tâm công đức, ủng hộ và cúng dàng Tam Bảo, nên Thượng tọa Thích Chánh Định lại tiếp tục tiến hành tu tạo tòa chánh điện thêm một lần nữa. Quá trình thi công tòa chánh điện của chùa Tam Phước đã kéo dài trong hơn 6 tháng. Được xây bằng vật liệu xi măng cốt thép, nên tại thời điểm đó chùa Tam Phước đã trở nên khang trang, rộng rãi, vững chắc và kiên cố hơn, tạo điều kiện thuận lợi để chư Tăng ni, Phật tử có thể an tâm tu học. Sau lần trùng tu này, Thượng tọa Thích Chánh Định đã cho thực hiện lễ khánh thành chùa vào ngày 13/2/1997 (dương lịch) tức ngày mùng 7 tháng giêng năm Đinh Sửu ( âm lịch), với đông đảo chư Tăng ni và Phật tử đến tham dự.

Chùa Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai
Chùa Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai

Ngôi chùa đã được Thượng tọa Thích Chánh Định đặt tên là Tam Phước Tự, để phù hợp với tên địa danh ( xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa), lại rất có ý nghĩa với Tam phước trong truyền thống Phật giáo, đó là phước vật, phước đức và phước trí…

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Ngày mùng 3/9/2004, Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Thích Chánh Định, chính thức làm trụ trì của ngôi chùa Tam Phước, đại diện giáo hội hướng dẫn chúng Tăng ni và Phật tử tới đây tu học.

Ngày mùng 9/1/2005, nhờ sự công đức ủng hộ, cúng dàng của chư Tăng ni và Phật tử gần xa, nên Thượng tọa Thích Chánh Định lại một lần nữa thực hiện công cuộc đại trùng tu và tái thiết mới hoàn toàn, ngôi đại hùng bảo điện chùa Tam Phước. Chùa được thiết kế theo kiểu kiến trúc chùa ở Huế với cấu trúc hai mái cổ lầu. Thế nhưng Thượng tọa Thích Chánh Định lại có sự cách điệu, về phần nóc và mái chùa sẽ được cao và nhọn hơn, trông giống các ngôi chùa tháp nguyên thủy truyền thống tại Miến Điện, bên nước Thái Lan.

Chùa Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai
Chùa Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai

Công cuộc đại trùng tu này đã giúp mở rộng khu chánh điện ra lớn hơn so với diện tích cũ lên đến 240 mét vuông, tổng kinh phí trùng tu vào khoảng 500 triệu đồng. Công trình trùng tu chùa Tam Phước lần thứ 3 này, đã được hoàn thành sau khoảng 1 năm khởi công và trùng vào ngày kết giới Simā. Vậy nên Thượng tọa Thích Chánh Định cũng đã tiến hành lễ khánh thành, chánh điện mới của chùa Tam Phước. Sự kiện này đã thu hút hàng trăm chư Tăng ni và Phật tử tới chùa để tham dự.

Một số bài giảng hay nhất của Thượng tọa Thích Chánh Định

Hiện nay Thượng tọa Thích Chánh Định đang là giảng viên, của Học viện Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa đã có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và thuyết pháp ở nhiều nơi. Các chủ đề thuyết pháp của Thầy vô cùng đa dạng, với rất nhiều chủ đề gần gũi trong đời sống xã hội của mọi người.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Vào ngày 17/7/2022, Thượng tọa Thích Chánh Định đã có một buổi thuyết pháp ở Chùa Quan Âm, (tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Buổi thuyết pháp diễn ra đúng vào ngày 19/6 (âm lịch), là ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm, do vậy mà Thượng tọa Thích Chánh Định đã lựa chọn một bài thơ đạo “Về chùa” để mở đầu chủ đề thuyết pháp.

Chùa Quan Âm - Phan Rang - Ninh Thuận..
Chùa Quan Âm – Phan Rang – Ninh Thuận..

– Về chùa là để làm chi.

– Về chùa là để biết đi đúng đường.

– Về chùa học tánh khiêm nhường.

– Về chùa biết sống yêu thương muôn loài.

– Về chùa biết thoát bi hài.

– Về chùa mới biết nhân nào bi ai.

– Về chùa không phải giận ai.

– Về chùa để biết tại ai tại mình.

– Về chùa để biết hư vinh.

– Về chùa để biết giữ mình nhiều hơn.

– Về chùa biết bỏ thiệt hơn.

– Về chùa học hạnh thương không giận hờn.

– Về chùa mới biết tánh trơn.

– Về chùa mới biết thiên nhân đường về.

– Về chùa biết thoát thói mê.

– Về chùa nếp sống gia tề ngàn năm.

Cách dẫn giải của Thượng tọa Thích Chánh Định vô cùng gần gũi với đại chúng, mọi vấn đề đều được so sánh, lấy ví dụ từ chính những câu chuyện trong đời thường hoặc trong những truyền thuyết về đạo Phật từ nguyên thủy cho tới hiện đại. Nhờ đó giúp cho chư Tăng ni, Phật tử ở mọi lứa tuổi đều cảm thấy hấp dẫn, dễ hiểu và có hứng thú lắng nghe hơn.

Thượng tọa Thích Chánh Định
Thượng tọa Thích Chánh Định

Hiện nay vẫn còn rất nhiều bài giảng Phật pháp rất hay của Thượng tọa Thích Chánh Định, mà chúng độc giả có thể tìm xem trên các phương tiện thông tin đại chúng như Facebook, Youtube, có thể kể đến bao gồm các bài giảng như sau:

– Thấu hiểu nhân duyên.

– Chữ duyên trong đạo Phật.

– Tập sống đơn giản.

– Những lẽ sống ở đời.

– Nghĩa tình vợ chồng.

– Vô thường.

– Học Tu.

– Làm lành lánh dữ.

– Đạo dạy đời chỉ một chữ Buông.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *