Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Từ Thông hiện nay ngài bao nhiêu tuổi?
Quý vị và các bạn thân mến! Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông là một trong những vị cao tăng lỗi lạc, rất được đông đảo chư Tăng ni, Phật tử gần xa kính trọng, yêu mến. Trưởng lão – Hòa thượng không chỉ có tấm lòng từ bi, vô lượng mà ngài còn có tri thức uyên bác, giúp đóng góp công sức to lớn cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp và phổ độ chúng sinh, của nền Phật giáo Việt Nam. Qua bài viết này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng sẽ giúp quý vị và các bạn tìm hiểu đôi nét về tiểu sử bản thân, đạo nghiệp tu hành và những thành tựu to lớn của Trưởng lão Hòa thượng Thích Từ Thông, thông qua nội dung chi tiết trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Đôi nét về tiểu sử của Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông
Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, hiện nay chưa có nhiều thông tin về ngày tháng sinh, cũng như thế danh của ngài. Chỉ biết rằng, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông sinh vào năm 1927, tại tỉnh Trà Vinh, nước Việt Nam. Hiện tại, Hòa thượng đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, vốn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thiện trí thức, cực kỳ có điều kiện. Gia đình của ngài đều là những con người có lòng yêu nước nồng nàn, to lớn.
Ngay từ thuở nhỏ, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, đã được cha mẹ giáo dục một cách vô cùng cẩn thận. Bản thân Hòa thượng, vốn có sự yêu thích tìm tòi những thứ xung quanh và rất đam mê đọc nhiều các loại kinh sách khác nhau, trong đó có những quyển sách nói về Phật pháp. Do đó, mà cơ duyên tìm đến Phật pháp đã được nhen nhóm trong lòng ngài, ngay từ khi còn thơ ấu. Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông đã sớm quy y chốn cửa Phật, ngài đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc hoằng dương Phật pháp và phát triển đạo Phật, được đông đảo chư Tăng ni, Phật tử yêu mến cho đến tận ngày nay.
Quá trình xuất gia và thành tựu của Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông
Hiện không có quá nhiều thông tin cho biết chi tiết về các năm tháng hoạt động, tu hành của Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông. Chỉ biết rằng ngài vốn bắt đầu xuất gia tu hành vào năm 1946, khi ngài 19 tuổi và sau đó ngài được ban pháp hiệu là Như Huyễn Thiền Sư, ngài chủ yếu tu hành, làm dịch giả và giảng sư cho những bộ kinh nổi tiếng hiện nay như bộ Kinh đại thừa Liễu Nghĩa, Duy Thức Học,…
Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông rất thích tìm tòi, đọc sách, biên dịch các bộ kinh thư cho chúng Tăng ni, Phật tử có điều kiện được học tập tốt nhất, mặc dù khi đó giai đoạn trước năm 1975 đất nước vẫn còn đang còn chiến tranh, với muôn vàn những khó khăn.
Sau giai đoạn năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, đã tham gia vào ban liên lạc Phật giáo yêu nước của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngài chịu trách nhiệm kết nối những chư Tăng ni, Phật tử có tấm lòng yêu nước, trên khắp miền Nam thời bấy giờ, kết nối lại với nhau, một lòng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và phục hưng Tôn Giáo Tín Ngưỡng.
Đến năm 1981, khi này Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được thành lập, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, được Giáo hội bổ nhiệm ngài làm Phó ban trị sự Tổng hội Phật học Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, bổ nhiệm ngài kiêm giữ chức Ủy viên Giáo dục Tăng ni Thành hội Phật giáo.
Sau giai đoạn năm 1981, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, được Giáo hội bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Cơ Bản Phật Học, thành phố Hồ Chí Minh, tại ngôi chùa Vĩnh Nghiêm khoảng 10 năm. Sau đó, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, về ngôi chùa Thiên Minh, tọa lạc tại số 614, đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Bình, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, để làm Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Phật Học, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm chuyên môn hóa giáo dục, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông cùng Thành Hội Phật Giáo, thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng 9/2005, đã triển khai lễ khởi công động thổ xây dựng Trường Trung Cấp Phật Học mới. Tại địa chỉ số 1, Đường số 8, phường Phước Bình, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, với tổng diện tích hơn 2.000m2, bao gồm hai tầng. Tầng một dùng làm văn phòng, tầng hai được chia làm đôi, một nửa làm giảng đường cho lớp Trung cấp và một nửa làm giảng đường cho lớp Cao đẳng.
Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, đã gắn bó với Trường Trung Cấp Phật Học, thành phố Hồ Chí Minh, từ khi khai sáng đến nay đã hơn 32 năm. Trưởng lão – Hòa thượng là một vị giảng sư uyên thâm thông tạng giáo kinh điển, luật, luận; ngài tỏa bóng mát to lớn cho toàn thể chư tôn đức và Tăng Ni sinh Trường Trung Cấp Phật Học, được nương tựa vào kiến thức Phật pháp uyên bác của ngài.
Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông đang ở chùa nào?
Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, hiện đang làm Hiệu trưởng và sinh sống tại Trường Trung Cấp Phật Học, thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2023 này, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông đã được 96 năm tuổi đời và 77 năm tuổi đạo. Những năm cao niên, mặc dù ngài về thất tịnh dưỡng nhưng cứ 5 giờ sáng mỗi ngày, Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông vẫn đều đặn đăng tòa thuyết giảng cho chư Tăng Ni, Phật tử các giới qua hình thức trực tuyến.
Ngày 1/4/2022, Trường Trung Cấp Phật Học, thành phố Hồ Chí Minh, đã tổ chức lễ khánh tuế cho Trưởng lão – Hòa thượng. Đây là buổi lễ nhằm tri ân công ơn to lớn của Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, đối với sự phát triển của nhà trường cũng như Phật giáo nói chung. Cầu chúc cho Trưởng lão – Hòa thượng sẽ luôn mạnh khỏe và sống trường thọ. Ngài sẽ luôn là tấm gương sáng cho hàng vạn chúng Tăng ni, Phật tử hậu thế noi theo.
Những bài giảng hay nhất của Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông
Một số bài giảng hay nhất của Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông, các độc giả có thể tìm kiếm dễ dàng trên trang YouTube hoặc một số phương tiện truyền thông khác. Các bài giảng đó có thể kể đến như sau:
– Muốn Cúng Dường Mười Phương.
– Đừng Lơi Cảnh Giác.
– Ngũ Căn – Mê Tín Tràn Lan.
– Đường Lối Phật Có Lạc Hậu Không?
– Đạo Đế – Không Nghe Uổng Một Đời Người.
– Học Tu Thiền Đúng Lời Phật.
– Phật Có Chịu Cầu Nguyện.
– Hiểu Sai Về Linh Hồn.
Những câu nói ý nghĩa nhất của Trưởng lão – Hòa thượng Thích Từ Thông
– Hàng phục tâm, không chấp ta hàng phục.
– Đã trụ tâm không nghĩ là ta có cách trụ tâm tốt.
– Diệt độ chúng sinh, không chấp ta giúp họ.
– Sinh hoạt ngang rộng cùng khắp, không chấp không gian chứa đựng bao nhiêu.
– Trưởng thành nhỏ lớn, không chấp thời gian dưỡng nuôi.
– Dù nói chân lý không chấp ta đã nói gì.
– Hành các hạnh lành , không chấp có phước đức.
– Dù đã giải thoát, không chấp ta đắc Niết Bàn.
– Dù nói vạn pháp , không chấp pháp một.
– Dù nói các pháp đều là Phật pháp, nhưng không chấp Phật Pháp là Pháp có thật.
– Dù gọi Quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , nhưng không chấp đó là một cảnh … một nơi nào.
– Muốn có cơ hội thấy được Như Lai thời, “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng – Nhược kiến chư tướng , phi tướng tức kiến Như Lai“. Vì Như Lai là BẢN THỂ NHƯ NHƯ CHÂN THẬT, của hiện tượng vạn pháp, hay nói cách khác, Như Lai là Pháp thân Phật, là Tự Tánh Thanh Tịnh bản nhiên của vạn pháp.