Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch
Đạo Phật

Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

5/5 - (10 bình chọn)

Quý vị và các bạn thân mến! Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch – Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một vị đại sư được người người kính nể, được nhà nước Việt Nam trao tặng rất nhiều bằng khen, sự ghi nhận về những cống hiến của ngài cho nền Phật giáo nước nhà nói riêng, cũng như sự phát triển của cộng đồng nói chung. Qua bài viết này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng sẽ giúp quý vị và các bạn tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời, quá trình xuất gia tu hành và những cống hiến nổi bật của cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Tâm Tịch, thông qua nội dung chi tiết trong bài viết sau đây.


Xem Video Trên Kênh YouTube

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Sơ lược về tiểu sử của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch, có tên thế danh là Nguyễn Đình Khuê, pháp hiệu là Như Sơn. Ngài sinh vào ngày 17 tháng 11 năm 1915, tại phố Hội Bình, tỉnh Yên Bái, hiện nay là phường Hồng Hà, TP Yên Bái, Tỉnh Yên Bái. Nguyên quán tại làng Định Công, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Ngài sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Nho giáo, có 6 anh chị em, ngài là con út trong gia đình. Song thân phụ mẫu của ngài là cụ ông Nguyễn Đình Văn và cụ bà Lê Thị Cúc. Cũng giống như bao gia đình xung quanh, gia đình ngài làm nghề thủ công mỹ nghệ để mưu sinh. Khi ngài được 4 tuổi thì người cha đã qua đời, nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì 10 năm sau mẹ của ngài cũng rời trần thế. Để lại cậu bé chưa kịp trưởng thành cùng các anh chị quan tâm và chăm sóc lẫn nhau.

Cậu thiếu niên khi ấy mới 14 tuổi, vừa tốt nghiệp xong cấp bậc tiểu học đương thời, giống như bạn bè cùng trang lứa, ngài tiếp tục vừa học chữ vừa học nghề. Điều may mắn trong cuộc đời của ngài chính là được sinh ra trong gia đình được dạy dỗ từ nhỏ và anh chị em biết thương yêu, đùm bọc nhau. Tuy không còn cha mẹ nhưng ngài luôn nhận được sự chăm sóc, dạy dỗ của các anh chị, đặc biệt là người anh là nhà giáo Nguyễn Văn Kính.

Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, niềm tin với Phật giáo trong ngài đã bắt đầu từ khi nào không biết. Trong khi các bạn nghiên cứu những môn học khác thì ngài đã bắt đầu có xu hướng thiên về học Đạo nhiều hơn. Càng đọc nhiều về Đạo Phật, ngài càng ngưỡng mộ Đức Phật với những điều giáo lý sâu sắc của nhà Phật. Với sức trẻ của tuổi 16 và tấm lòng hướng về Phật giáo, ngài đã âm thầm, lặng lẽ từ biệt gia đình tìm đường xuất gia cầu đạo.

Quá trình xuất gia và tu học Phật Pháp của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Với tấm lòng hướng về Đạo Phật, ngài Thích Tâm Tịch lại gặp đúng thời điểm Phật tử ở khắp nơi trên cả nước muốn chấn hưng Phật giáo. Tinh thần của những người con cửa Phật muốn học Phật, tin Phật và tu Phật được bắt đầu vào khoảng đầu những năm 1920-1930. Hàng triệu Phật tử trải dài từ Bắc vào Nam, cùng nhau hướng trái tim về Phật giáo.

Cơ duyên cũng thật kỳ diệu, Thiền gia Pháp chủ Đức Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hanh – danh đức của Tổ Vĩnh Nghiêm, khi đó đã có một tác động mạnh mẽ, thôi thúc chàng trai trẻ Nguyễn Đình Khuê, quyết tâm đến chiêm bái Tổ đình Quán Sứ, đỉnh lễ Tam bảo, Bái kiến Đức Tổ Vĩnh Nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Vốn ngài đã có duyên tiếp xúc với Phật Pháp, qua những trang sách Phật và những lần tìm tòi học hỏi. Ngay khi được gặp gỡ và được Đức tổ giáo huấn đôi điều diệu lý, tâm thức của chàng trai trẻ đã được khai ngộ. Không cần suy nghĩ, ngài đã quyết tâm thỉnh cầu Đức Tổ minh chứng cho bản thân được xuất gia cửa Phật. Nhận được sự đồng ý của Đức Tổ, cuộc đời của ngài Thích Tâm Tịch như được bước sang một trang sách mới. Đức Tổ Quán Sứ đã giao cho Hòa Thượng Thích Thái Hòa, đưa ngài Thích Tâm Tịch về tỉnh Hà Nam, đỉnh lễ tu học theo Y chỉ sư là; Đệ tứ Tổ Tế xuyên Thích Doãn Hài, tại chùa Bảo Khám, và Tổ Thiện Bản, Trụ trì chùa Cao Đà, xã Nhân Mỹ, Huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tế Xuyên - Lý Nhân - Hà Nam
Chùa Tế Xuyên – Lý Nhân – Hà Nam

Được sống tại Tổ đình Tế Xuyên, ngài Thích Tâm Tịch như hạt mưa được hòa mình vào đại dương, hạt giống bồ đề trong tâm thức của ngài như gặp được mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Cuộc sống thanh thuần, bình dị, thoát khỏi thế tục, tĩnh tâm tu hành, chính là mong muốn của ngài từ bấy lâu. Nếp sinh hoạt thường nhật bình dị, bên những cuốn kinh sách đã trở thành cuộc sống của một vị Tăng sinh. Mỗi ngày, khi còn là giới tử tân học, ngài đã một lòng cần mẫn chấp tác phụng sự Sư trưởng, đồng thời ngài cũng chăm chỉ chịu khó công quả, để trang nghiêm Tam bảo.

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Được sự công nhận của các vị Sư trưởng, vào năm 1936, khi này ngài Thích Tâm Tịch đã 21 tuổi, ngài được thụ Thập giới Sa di, do Đệ tứ Tổ Tế Xuyên Thích Doãn Hài làm Đàn đầu Hòa thượng, tại Tổ đình Tế Xuyên. Sau một thời gian ngài tiếp tục học tập và tiến tu đạo hạnh, Ngài được Tổ thầy Bổn sư cho đi nhập chúng cầu học Kinh, Luật, Luận với Tổ Tuệ Tạng – Đức Thượng thủ Tăng già toàn quốc, tại chùa Quán Sứ, khởi đầu cho một thời kỳ dài tu tập, hóa đạo trên đất Thăng Long – Hà Nội.

Chùa Quán Sứ - Hà Nội
Chùa Quán Sứ – Hà Nội

Vào năm 1939, khi ấy tại chùa Quán Sứ khai mở Đại giới đàn, do đích thân Tổ Trung Hậu Thích Thanh Ất làm đàn đầu. Tại thời điểm lúc đó, đối với Phật giáo được đánh giá là giới đàn có quy mô lớn nhất của Phật giáo Bắc Kỳ. Những quy định nghiêm ngặt được đặt ra đối với các giới tử tham gia giới đàn: Các giới tử muốn tham gia phải nhập lễ sám hối đủ 21 ngày, tiếp đó các giới tử sẽ phải trải qua thời kỳ khảo hạch để được sắp xếp thứ tự. Không phụ sự kỳ vọng của mọi người, ngài Thích Tâm Tịch lúc đó đã được cử đứng đầu hàng giới tử Sa di, cầu thụ Cụ túc giới.

Chùa Bồ Đề - Long Biên - Hà Nội
Chùa Bồ Đề – Long Biên – Hà Nội

Khi chỉ mới 25 tuổi đời, nhưng với sự thông tuệ cao sâu về Phật pháp, ngài Thích Tâm Tịch đã chính thức được bước lên một cấp bậc mới, ngài được dự vào hàng Tăng bảo. Nhờ đó, ngài được thiện duyên theo hầu Tổ Tuệ Tạng và may mắn được theo học Phật pháp, tại những ngôi chùa lớn lúc thời điểm đó như: Chùa Quán Sứ, Chùa Bồ Đề, Chùa Cao Phong…Với tinh thần ham học hỏi của mình, trong tất cả học chúng và các khóa hạ tại thời điểm ấy, ngài Thích Tâm Tịch luôn được giữ chức Chánh Duy Na, ngài luôn luôn là tấm gương và hộ trì kỷ cương giới đức phạm hạnh cho các Tăng ni, đại chúng noi gương để lập chí tu hành.

Những cống hiến và thành tựu nổi bật của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch sau 14 năm cần mẫn tu học, thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, hành trì phạm hạnh, tích lũy tâm đức của một Tỳ Kheo. Nhờ đó, ngài đã được chư tôn đức đương thời thỉnh làm Giới sư, rồi sau đó làm Hòa thượng Đàn đầu. Ngài trở thành người truyền trao giới pháp cho các thế hệ Tăng ni, Phật tử hậu học tại các Đại giới đàn.

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Một số Đại giới đàn được ngài Thích Tâm Tịch hoằng pháp độ sinh như:

Đại giới đàn tại chùa Quán Sứ, thành phố Hà Nội, năm 1953.

Đại giới đàn tại chùa Tế Xuyên, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, năm 1955.

Đại giới đàn tại chùa Phật Ấn, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ, năm 1957.

Đại giới đàn tại chùa Thần Quang, thành phố Hà Nội, năm 1959.

Đại giới đàn tại chùa Bà Đá, thành phố Hà Nội, năm 1976.

Đại giới đàn tại chùa Quán Sứ, thành phố Hà Nội, năm 1978.

Chùa Thần Quang - Ba Đình - Hà Nội
Chùa Thần Quang – Ba Đình – Hà Nội

Từ thời điểm ngày 7 tháng 11 năm 1981, ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là sự thành lập của Thành hội Phật giáo Hà Nội cho đến năm 2001, Thành hội Phật giáo Hà Nội luôn tổ chức Đại giới đàn truyền giới cho các Tăng ni, sau ngày kết hạ an cư. Nhận được sự tín nhiệm của các vị Tăng ni, tất cả những Đại giới đàn này, Thành hội Phật Giáo Hà Nội đều cung thỉnh ngài Thích Tâm Tịch làm Đàn đầu Hòa thượng, chủ trì giới đàn truyền trao giới pháp cho các giới tử. Ngài không chỉ là Đàn đầu Hòa thượng cho riêng các giới đàn, mà ngài còn trực tiếp truyền thụ Tam quy, Ngũ giới, Bồ tát giới cho hàng ngàn Phật tử ở thủ đô Hà Nội và các tỉnh và thành phố lân cận.

Cùng với sự thông tuệ về Phật pháp, ngài Thích Tâm Tịch đã được các sơn môn, pháp phái thỉnh cử, được Giáo hội Trung ương chỉ định ngài làm trụ trì một số các Tự viện, chốn Tổ Già Lam sau đây:

Năm 1958, Đức Tổ Tuệ Tạng chỉ định ngài Thích Tâm Tịch, làm giám tự Tùng Lâm Quán Sứ, thành phố Hà Nội.

Năm 1962, Tổ Cao Đà Thiện Bản viên tịch, ngài Thích Tâm Tịch lại được chư tôn đức sơn môn, giao phó trọng trách làm trụ trì chùa Cao Đà, tại xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chùa Cao Đà - Nhân Mỹ - Lý Nhân - Hà Nam
Chùa Cao Đà – Nhân Mỹ – Lý Nhân – Hà Nam

Năm 1979, sau khi Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải viên tịch, ngài Thích Tâm Tịch được thỉnh giữ chức trụ trì Tổ đình Bồ Đề, tức Thiên Sơn Cổ Tự, tọa lạc tại xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Chùa Bồ Đề - Long Biên - Hà Nội
Chùa Bồ Đề – Long Biên – Hà Nội

Năm 1981, sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khi đó Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ định đích danh ngài Thích Tâm Tịch, giữ chức trụ trì Tùng Lâm Quán Sứ – Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ - Hà Nội
Chùa Quán Sứ – Hà Nội

Năm 1997, sau khi Trưởng lão Hòa thượng Thích Thông Ban, trụ trì Tổ đình Tế Xuyên viên tịch, ngài Thích Tâm Tịch tiếp tục nhận lãnh chức Viện chủ Tổ đình Tế Xuyên, tức chùa Bảo Khám, tọa lạc tại xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Một lần nữa khẳng định về phẩm hạnh đạo đức và năng lực đặc biệt, “Nội hàm chúng diệu, ngoại ứng huyền cơ” của một bậc chân tu thạc đức đối với Phật giáo Việt Nam.

Ngài Thích Tâm Tịch đến với Phật giáo bằng tất cả tấm lòng thành kính, sứ mạng của một nhà tu hành, không chỉ dành riêng cho bản thân mình. Một sứ mạng hết sức thiêng liêng của một vị Tăng già “ Tác như lai sứ, hành như lai sự”. Có nghĩa rằng: thực hành giới thể thanh tịnh để thân tướng trang nghiêm, thúc liễm thân tâm trau dồi giới đức, để hoàn thiện đời sống phạm hạnh. Ngài Thích Tâm Tịch đã thực hiện những trách nhiệm của một người Phật tử từ khi còn tuổi thiếu thời, và bắt đầu gánh trọng trách Phật sự khi mới bước sang tuổi trung niên, cho đến lúc trở thành một vị Cao Tăng Trưởng lão.

Trước khi là một vị Cao Tăng tôn kính, thì trong thâm tâm ngài Thích Tâm Tịch luôn là một người con hết lòng vì đất nước. Chính vì vậy mà ngoài những chức vụ trong Phật sự, ngài Thích Tâm Tịch vẫn luôn cống hiến hết mình cho những hoạt động xã hội, cụ thể là ngài giữ các chức vụ:

Năm 1958, khi Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành lập, ngài Thích Tâm Tịch đã được cử làm Ủy viên Trung ương hội, đồng thời làm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Từ năm 1958-1980.

Năm 1972, ngài Thích Tâm Tịch giữ chức vụ, Ủy viên Ban nghi lễ Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Từ năm 1976 đến 1981, ngài Thích Tâm Tịch được bầu làm, Ủy viên Thường trực Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Năm 1984, Đức Đệ nhất Pháp chủ Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận tuyên chỉ, ngài Thích Tâm Tịch giữ chức vụ Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cũng cùng năm này, với uy tín và đạo hạnh của ngài, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội đã cung thỉnh ngài Thích Tâm Tịch, làm Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự cho đến tháng 9 năm 2002.

Tại thời điểm tháng 11 năm 1992, khi diễn ra Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ từ năm 1992 đến năm 1997. Ngài Thích Tâm Tịch được Đại hội suy tôn làm, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tháng 11 năm 1997, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ từ năm 1997 đến năm 2002, cũng như Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ từ năm 2002 đến năm 2007. Được sự tín nhiệm, toàn thể Đại hội đã suy tôn ngài Thích Tâm Tịch lên ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giữ vững “Thạch Trụ Tùng Lâm”, xây dựng và phát triển ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Để trân trọng sự tâm huyết, những cống hiến và công đức cao quý cho Phật giáo, cho đất nước của Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch. Nhà nước Việt Nam đã trao tặng cho ngài, Huân chương Độc lập hạng Nhất; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng, Huy chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng trao tặng, Huy hiệu Vì sự nghiệp Xây dựng Thủ đô, cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các ban ngành Trung ương và thành phố.

Cuộc đời tu hành và hoằng pháp của ngài Thích Tâm Tịch trải qua rất nhiều cương vị, nhưng dù cho có ở bất kỳ vị trí nào, ngài Thích Tâm Tịch vẫn luôn thể hiện được cái tâm, cái đức khiêm cung của một nhà tu hành, hành trì Giới- Định- Tuệ, chú tâm tỉnh giác, thu nhiếp tam nghiệp Thân- Khẩu- Ý… Phụng sự trang nghiêm Tam bảo. Ngài luôn chỉ bảo và căn dặn mọi người những công việc cần làm, không bao giờ ngài lớn tiếng với bất kỳ một ai. Một vi Cao Tăng luôn kiên định với chánh kiến của mình, ngài luôn tìm ra những phương pháp tối ưu, để có thể làm tốt nhất những định hướng mà Giáo hội đã đặt ra, giúp cho Phật giáo và đất nước Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh hơn.

Đệ Nhị Pháp chủ Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch viên tịch năm nào?

Trải qua những năm tháng tu hành và học đạo của mình, Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch đã minh chứng đạo hạnh và công đức tu trì của ngài ngày một tăng trưởng, kiên định và cao thâm. Nhưng sự vô thường của sinh- lão- bệnh- tử, trong mỗi con người chúng ta, thì không một ai có thể tránh khỏi.

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch

Cuối năm 2001, sức khỏe  của ngài Thích Tâm Tịch đã bắt đầu giảm sút, ngài cũng giống như những người bình thường khác, không tránh khỏi những lúc mệt mỏi ốm đau. Nhưng điều tạo nên sự khác biệt ở ngài đó là sự an nhiên đón nhận. Cho dù đã sức tàn hơi kiệt, nhưng ngài vẫn thượng tịnh tam nghiệp, tay lần chuỗi niệm Phật, chú tâm tỉnh giác trước sự tan hoại dần của tấm thân tứ đại.

Khi công đức hoằng pháp độ sinh viên mãn, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch đã thu thần thị tịch vào hồi 14 giờ 30 phút, ngày 6/3/2005, tức ngày 26 tháng Giêng năm Ất Dậu. Ngài trụ tại thế 91 năm và trải qua 66 mùa an cư kết hạ, để lại trong lòng môn đồ tứ chúng, Tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước niềm kính thương vô hạn. Tấm gương trong sáng, hiền đức uy nghi nơi ngài, mãi mãi hằng hữu trên trang sử vàng Phật giáo Việt Nam.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *