Thầy Thích Minh Tuệ
Đạo Phật

Thầy Thích Minh Tuệ là một vị chân tu ngàn năm có một tại Việt Nam

5/5 - (5 bình chọn)

Quý vị và các bạn thân mến! Mấy năm gần đây có xuất hiện một vị tu sĩ là người Việt Nam, bốn lần đi bộ hành từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam với đầu trần chân đất, thầy khoác trên mình chiếc y tự may bằng nhiều mảnh vải đa màu sắc ghép lại và ôm trên tay một chiếc bình bát rất riêng biệt. Thầy có pháp danh là Thích Minh Tuệ, thầy đang phát đại nguyện tu tập theo 13 hạnh Đầu Đà, đường lối tu khổ hạnh nguyên thủy của Như Lai Phật Thích Ca Mâu Ni. Qua bài viết này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng mời quý Phật tử, đại chúng cùng tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử bản thân, quá trình xuất gia tu tập và những lời phát nguyện to lớn của thầy Thích Minh Tuệ, thông qua nội dung chi tiết trong bài viết sau đây.


Xem Video Trên Kênh YouTube 

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Tóm tắt đôi nét về tiểu sử thầy Thích Minh Tuệ

Thầy Thích Minh Tuệ có tên thế danh là Lê Anh Tú, thầy sinh vào ngày 16/4 năm Tân Dậu, tức ngày 19/5/1981, trong một gia đình khá giả tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó đến năm 1994, thì cả gia đình thầy Thích Minh Tuệ chuyển vào sinh sống tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Thân Phụ của thầy là cụ ông Lê Xuân, sinh năm 1940, hiện tại cụ là sĩ quan quân đội về hưu, còn cụ bà thì chưa được chia sẻ thông tin cụ thể, cụ bà là công nhân đã nghỉ hưu của một Nông trường tại tỉnh Gia Lai. Hai cụ sinh được tất cả 4 người con, thầy Thích Minh Tuệ là người con trai thứ hai trong nhà, người anh trai cả tên là Lê Anh Tuấn sinh năm 1979, người em gái tên là Lê Thị Sâm sinh năm 1986 và người em trai út tên là Lê Thìn sinh năm 1988, cả mấy anh em nhà thầy đều học rất giỏi và chịu thương chịu khó.

Thầy Thích Minh Tuệ Khi Chưa Xuất Gia
Thầy Thích Minh Tuệ Khi Chưa Xuất Gia

Ngay từ khi còn nhỏ, thầy Thích Minh Tuệ đã thường xuyên theo mẹ đi tới chùa tụng kinh niệm Phật, thầy luôn là một người con chăm ngoan hiếu thảo, hiền lành trung thực và luôn đạt được những thành tích học sinh giỏi trong lĩnh vực học tập. Sau khi học xong phổ thông trung học, thầy Thích Minh Tuệ đã tình nguyện xin nhập ngũ, thầy trở thành một quân nhân suất sắc với cấp bậc thượng sĩ và giữ chức vụ trung đội phó, sau 3 năm hoàn thành nghĩa vụ trở về, thầy Thích Minh Tuệ tiếp tục theo học Trường Trung cấp Lâm Nghiệp tại thành phố Plâyku, tỉnh Gia Lai. Sau khi ra trường, thầy Thích Minh Tuệ được mời về làm cho một Công ty đo đạc tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Thầy Thích Minh Tuệ Ngày Còn Trong Quân Ngũ
Thầy Thích Minh Tuệ Ngày Còn Trong Quân Ngũ

Có một điều rất khác thường là, ngay từ tuổi thiếu niên đến khi tuổi trưởng thành, thầy Thích Minh Tuệ không hề quan tâm tới nữ sắc giống như các bạn nam đồng trang lứa. Ngoài thời gian học tập và làm những công việc thường nhật, thì thầy Thích Minh Tuệ đều dành hết thời gian để tìm hiểu về kinh Phật, tìm hiểu về những cách thức đường lối tu tập và thiền định.

Thầy dành rất nhiều thời gian để tìm hiều về 13 Hạnh Đầu Đà, đó là một trong những lối tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, giúp cho con người từ bỏ được phiền não cấu trần, tham dục, sân si, đố kỵ và danh vọng, giúp cho người tu tập rất dễ đạt đến cảnh giới giác ngộ giải thoát. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở tại thế, ngài đã truyền cho Đại đệ tử Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả, đường lối tu 13 hạnh Đầu Đà như sau:

Thứ nhất: Hạnh mặc phấn tảo y, tức là chỉ mặc y bằng vải đã bị vứt bỏ ngoài bãi tha ma hoặc ngoài bãi rác… Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ y của các gia chủ cúng, tôi nguyện thọ trì hạnh mặc phấn tảo y.

Thứ hai: Hạnh mặc tam y, tức là chỉ giữ mặc ba y mà Đức Phật cho phép đó là: Y Tăng-già-lê; Y uất-đà-la-tăng; Y an-đà-hội. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ chiếc y thứ tư, tôi nguyện thọ trì hạnh mặc tam y.

Thứ ba: Hạnh đi khất thực, tức là chỉ sống bằng cách cầm bình bát đi xin ăn. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ lợi lộc ngoại lệ, tôi nguyện thọ trì hạnh đi khất thực.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Thứ tư: Hạnh thứ lớp khất thực, tức là đi khất thực tuần tự theo từng nhà, không chọn lựa địa điểm. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ việc đi theo ý muốn, tôi nguyện thọ trì hạnh thứ lớp khất thực.

Thứ năm: Hạnh chỉ ăn tại một chỗ ngồi, tức là một ngày chỉ ăn một lần, khi đứng lên khỏi chỗ ngồi thì không ăn nữa. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ sự ăn ở chỗ khác, tôi nguyện thọ trì hạnh chỉ ăn tại một chỗ ngồi.

Thứ sáu: Hạnh ăn trong một bát, tức là chỉ ăn thức ăn có trong bát, không ăn thức ăn khác ngoài bát. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ thức ăn cái thứ hai, tôi nguyện thọ trì hạnh chỉ ăn trong một bát.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Thứ bảy: Hạnh không ăn hậu thời, tức là khi đã dừng bữa ăn rồi thì không ăn thêm thức ăn khác sau đó nữa. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ tàn thực, tôi nguyện thọ trì hạnh sẽ không ăn hậu thời.

Thứ tám: Hạnh trú ở rừng, tức là chỉ sống tại khu rừng xa vắng, không cư ngụ ở làng mạc, phố thị. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ trú xứ trong làng mạc, tôi nguyện thọ trì hạnh trú ở trong rừng.

Thứ chín: Hạnh cư ngụ gốc cây, tức là chỉ sống dưới gốc cây, không ở trong chỗ có che lợp, xây dựng như Am cốc, Tịnh thất, Tịnh xá, Tự viện… Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ chỗ có che lợp, tôi nguyện thọ trì hạnh cư ngụ dưới gốc cây.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Thứ mười: Hạnh cư ngụ ngoài trống, tức là chỉ ở ngoài trời trống không có mái che, cũng không có bóng cây. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ chỗ có mái che và gốc cây, tôi nguyện thọ trì hạnh cư ngụ ngoài trời trống.

Thứ mười một: Hạnh cư ngụ mộ địa, tức là chỉ ở nơi nghĩa địa, bãi tha ma. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ nơi chẳng phải mộ địa, tôi nguyện thọ trì hạnh cư ngụ nơi mộ địa.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Thứ mười hai: Hạnh theo chỗ chỉ định, tức là chấp nhận bất cứ trú xứ nào mà Tăng chỉ định, không kén chọn tìm chỗ ở vừa lòng. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện khước từ sự ham muốn trú xứ, tôi nguyện thọ trì hạnh trú xứ theo chỗ chỉ định.

Thứ mười ba: Hạnh ngồi, tức là chỉ trú với oai nghi ngồi, chỉ trú với oai nghi đi, không nằm. Lời nguyện thọ trì hạnh Đầu Đà này như sau: Tôi nguyện ngăn oai nghi nằm, tôi nguyện thọ trì hạnh ngồi.

Quá trình và cơ duyên xuất gia của thầy Thích Minh Tuệ

Sau khi tìm hiểu lối tu khổ hạnh Đầu Đà, thầy Thích Minh Tuệ rất vui mừng và thầm nguyện mình sẽ được đi xuất gia tu hành. Âu cũng là cơ duyên của thầy với Phật pháp, trong thời gian làm việc tại tỉnh Đắk Lắk, thầy Thích Minh Tuệ thường xuyên dành thời gian đến chùa lễ Phật và tìm hiểu về cuộc sống thiền môn.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Việc gì đến nó ắt phải đến, trong một lần thầy Thích Minh Tuệ đi làm công việc khảo sát đo đạc, bất ngờ trời nổi mưa giông sấm sét và thầy đã bị sét đánh trúng. Thầy đã thiếp đi trong vô thức, khi thần thức của thầy lìa khỏi thể xác trong vài phút, thầy Thích Minh Tuệ đã thấy rõ sự vô thường của mỗi con người chúng ta.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Sau khi tỉnh dậy, thầy Thích Minh Tuệ đã hoàn toàn thay đổi, thầy không còn cảm thấy thích thú với tiền tài danh vọng hay những tiện nghi của xã hội hiện đại. Thầy chỉ muốn nhanh chóng được xuất gia tu hành ngay lập tức, để tìm cầu chân lý giác ngộ giải thoát, không còn phải sống trong kiếp luân hồi, sinh, lão, bệnh, tử nữa. Và chỉ có cách này mới có thể báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ được hoàn hảo nhất.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Thầy Thích Minh Tuệ bắt đầu tập ăn chay ngày một bữa và giữ 5 giới trong 6 tháng liền trước khi xuất gia, thầy chuẩn bị trước tâm lý và tinh thần để về quê xin phép cha mẹ cho đi xuất gia, đúng lúc đó cha mẹ ở quê cho gọi thầy về để làm thủ tục tách sổ chia đất cho 4 anh em thầy. Thầy Thích Minh Tuệ cảm thấy cơ duyên xuất gia đã đến, nên thầy tức tốc trở về quê nhà họp mặt gia đình, sau đó thầy từ chối nhận tài sản và chỉ xin cha mẹ ký đơn cho phép thầy được đi xuất gia.

Cha Mẹ Thầy Thích Minh Tuệ
Cha Mẹ Thầy Thích Minh Tuệ

Vì quá bất ngờ và đường đột nên cha mẹ của thầy không đồng ý, sau đó thầy đã dùng tuệ căn để giảng giải và thuyết phục cha mẹ, sau một hồi năn nỉ thì vợ chồng cụ Lê Xuân cũng đồng ý ký vào đơn cho thầy đi xuất gia. Cha mẹ của thầy Thích Minh Tuệ nói, xuất gia tu hành là một điều cực kỳ gian khó, nếu con đã quyết tâm vững chí thì cha mẹ chấp nhận. Cha mẹ chỉ mong con tu hành tinh tấn, cho dù là gian nan khổ nhọc con cũng không được phá giới bỏ cuộc giữa chừng, cha mẹ chúc con sớm hoàn thành sứ mệnh và sớm đắc đạo quả Bồ đề trên con đường giải thoát giác ngộ.

Cha Mẹ Thầy Thích Minh Tuệ
Cha Mẹ Thầy Thích Minh Tuệ

Được cha mẹ và người thân trong gia đình ủng hộ nên thầy Thích Minh Tuệ vô cùng hoan hỷ, thầy để lại 1 cái điện thoại, 1 chiếc tủ lạnh, 1 cái đồng hồ, 38 mét vải vàng và 1 tấm vải áo Cà Sa cho cha mẹ làm kỷ niệm. Sau đó thầy Thích Minh Tuệ quỳ lạy bái biệt cha mẹ cùng người thân để lên đường đi xuất gia, thời gian lúc đó là cuối năm 2015.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Lúc đầu thầy tìm tới một Tu Viện ở thành phố Hồ Chí Minh, xin bái sư xuất gia tu học theo giáo phái khất sĩ và được thầy Bổn sư thu nhận rồi ban cho thầy pháp danh là Thích Minh Tuệ. Thầy rất tinh tấn tu hành siêng năng chăm chỉ trong Tu Viện được hơn 7 tháng, thầy tự cảm thấy đường lối tu tập trong Tu Viện không phù hợp với căn cơ của mình, nên thầy Thích Minh Tuệ đã xin phép thầy Bổn sư được rời khỏi Tu Viện để đi tìm đường lối tu mới.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Sau đó thầy Thích Minh Tuệ tìm về một Hang đá trên núi Sạn, ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, để tiếp tục tu học độc cư. Tại đây, vào buổi sáng hằng ngày thầy đi thiền hành khất thực cơm chay và chỉ thụ dụng một bữa vào buổi trưa trong ngày. Thầy tu tập ở Nha Trang được khoảng 1 năm, thì thầy Thích Minh Tuệ bắt đầu thực hành tu 13 hạnh Đầu Đà, lúc đầu thầy tập đi bộ hành chân trần từ Nha Trang vào thành phố Hồ Chí Minh rồi ngược lại.

Vì sao thầy Thích Minh Tuệ lại phát nguyện đi bộ hành cả cuộc đời?

Trong khoảng thời gian đầu thầy Thích Minh Tuệ tu khổ hạnh, những lần đi bộ hành thầy vẫn bắt xe khách để đi nhờ những khi thầy cảm thấy mệt mỏi. Đến năm 2018, trong một lần từ thành phố Hồ Chí Minh trở về Nha Trang, thầy Thích Minh Tuệ đã vẫy xe lại hỏi đi nhờ, nhưng vì hằng ngày thầy chỉ khất thực đồ chay, chứ thầy không nhận tiền của bất cứ ai nên thầy không có tiền. Nhà xe dừng lại hỏi, thầy về đâu, thầy có tiền không? Thầy đáp, dạ con muốn đi nhờ Về Nha Trang nhưng con không có tiền, nhà xe liền từ chối rồi đóng cửa xe lại không cho thầy đi nhờ. Thầy tiếp tục đi được một lúc thì thầy hỏi đi nhờ chiếc xe thứ hai, lần này nhà xe cũng hỏi tiền, thầy vẫn trả lời như lần trước và nhà xe lại từ chối không cho thầy đi nhờ.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Thầy Thích Minh Tuệ lại tiếp tục đi bộ hành cách bến xe Miền Đông khoảng mấy km, thầy liền đứng lại chắp tay phát nguyện rằng, con xin nguyện đi bộ hành cả cuộc đời này, nếu bây giờ có xe cho con đi nhờ thì con cũng sẽ không đi nhờ xe nữa. Thật là linh nghiệm, khi thầy vừa phát nguyện xong thì có một chiếc xe 5 ghế ngồi, của một đôi vợ chồng trẻ tốt bụng đi về hướng Nha Trang, nhìn thấy thầy liền dừng lại hỏi, dạ thầy đi về đâu chúng con cho thầy đi nhờ ạ? Thầy Thích Minh Tuệ nhẹ nhàng đáp, dạ con xin cảm ơn anh chị, con đã phát nguyện đi bộ hành cả cuộc đời rồi ạ.

Thầy Thích Minh Tuệ là một vị chân tu ngàn năm có một tại đất nước Việt Nam

Từ năm 2018 tới nay, thầy Thích Minh Tuệ đã 4 lần đi bộ hành từ trong miền Nam ra ngoài miền Bắc và từ miền Bắc quay trở lại miền Nam. Trong 3 lần đi bộ hành trước đó, rất ít người biết đến thầy Thích Minh Tuệ, riêng lần thứ tư này, do các anh chị em Youtuber và Tiktoker đã đi theo hành trình của thầy, quay phim chụp ảnh rồi chia sẻ đăng lên các trang mạng xã hội.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Cho nên người dân Việt Nam ở trong nước và đang sinh sống ở nước ngoài, đã được biết đến một vị chân tu khổ hạnh, tu theo 13 hạnh Đầu Đà nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với hình tượng của một vị tu sĩ đầu trần chân đất, đi bộ hành khất thực, chỉ ăn một bữa cơm chay vào buổi trưa trong ngày, chỉ ngủ ngồi ở nghĩa địa, dưới gốc cây hoặc nhà bị bỏ hoang. Thầy chỉ dùng 3 y tự tay may bằng những mảnh vải vụn được người ta vứt bỏ ở những bãi rác trên đường, hoặc những tấm vải, quần áo của người đã mất được vứt bỏ ở bãi tha ma. Tay thầy ôm bình bát được thay bằng ruột của nồi cơm điện rất riêng biệt. Đặc biệt là thầy Thích Minh Tuệ luôn xưng con với tất cả mọi người, cho dù là bà con Phật tử là già hay trẻ, lớn hay bé. Thầy thường luôn tươi cười và hay dùng câu niệm Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật” để mở đầu và kết thúc một câu nói khi tiếp chuyện với đại chúng.

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Từ khi thầy Thích Minh Tuệ xuất hiện, đã khiến cho hàng triệu triệu con người đang chìm đắm trong danh lợi, sân si được thức tỉnh, buông bỏ hết những khoái lạc hồng trần để tu tập Phật tính. Thầy có tấm lòng từ bi như một vị Phật sống trong thời hiện đại, thắp lên ngọn đuốc tâm sáng chói, chiếu rọi cho chúng sinh con dân nước Việt, noi theo đức hạnh cao đẹp của thầy. Để nước Việt Nam được mãi mãi hòa bình, phồn thịnh, muôn dân con cháu rồng tiên đời đời được ấm no, hạnh phúc.

Mười ba câu nói của thầy Thích Minh Tuệ làm thức tỉnh hàng triệu triệu con người đó là:

Thầy Thích Minh Tuệ
Thầy Thích Minh Tuệ

Câu nói thứ nhất: Con đi Tu là để cầu giải thoát.

Câu nói thứ hai: Con đi tu nhưng hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.

Câu nói thứ ba: Con đi tu nhưng Y áo con mặc là do con tự may từ vải nhặt ở những nơi nghĩa địa, ven đường, thùng rác.

Câu nói thứ tư: Con đi tu nhưng Bình bát là con chế từ ruột nồi cơm điện, người ta cho con.

Câu nói thứ năm: Con đi tu vì đời người là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn có cơ hội để mà tu.

Câu nói thứ 6: Con đi tu là con mong sớm thành chánh quả để con báo hiếu cho cha mẹ.

Câu nói thứ bảy: Con đi tu vì giờ đây con coi mọi người đều là anh em, cha mẹ của con.

Câu nói thứ tám: Con đi tu để trong lòng con không còn ích kỷ, tham lam và thù hận. Vì con coi tất cả mọi người trong thế gian đều bình đẳng.

Câu nói thứ chín: Con đi tu nhưng giờ nếu có ai đó chửi con, con vẫn coi những người đó là bạn.

Câu nói thứ mười: Con đi tu vì khi người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt đẹp đến với họ.

Câu nói thứ mười một: Con đi tu để khuyên mọi người hãy cố gắng giữ 5 giới: không sát sanh; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không uống bia rượu và những chất kích thích.

Câu nói thứ mười hai: Con đi tu để con nguyện ước chúc cho mọi người được hạnh phúc.

Câu nói thứ mười ba: Con đi tu nhưng mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật – Pháp – Tăng ở khắp mười phương.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *