Hòa thượng Thích Nhật Từ
Đạo Phật

Tiểu sử Hòa thượng Thích Nhật Từ là ai? Quá trình tu hành và đạo nghiệp của thượng tọa

5/5 - (5 bình chọn)

Quý vị và các bạn thân mến.!
Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, là một trong những vị Hòa thượng rất được yêu mến bởi sự nhân hậu, từ bi, cùng với kiến thức uyên bác, góp phần cải cách nền Phật Giáo nước nhà, giúp đỡ những người khó khăn có thể một lòng hướng thiện. Qua bài viết này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng mời quý vị và các bạn, cùng tìm hiểu về tiểu sử Hòa thượng Thích Nhật Từ , qua nội dung bài viết chi tiết sau đây.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ


Xem Video Trên Kênh YouTube Tôn Giáo Tín Ngưỡng

Tiểu sử Hòa thượng Thích Nhật Từ

Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ có thế danh là Trần Ngọc Thảo, thầy hiện đang là một bậc Thượng tọa của nền Phật Giáo Việt Nam. Thầy sinh vào ngày 1/4/1969, quê quán ngụ tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Năm quý mão 2023 này, thầy đã bước sang tuổi 54 và cũng là thầy tròn 40 năm tuổi đạo. Thầy Thích Nhật Từ là một vị Hòa thượng, đã có rất nhiều năm kinh nghiệm giảng Pháp cho nhiều chư Tăng ni, Phật tử và cũng đã từng là trụ trì của rất nhiều ngôi Chùa nổi tiếng tại Việt Nam.

Chùa Long Huê - quận Gò Vấp - tphcm
Chùa Long Huê – quận Gò Vấp – tphcm

Hòa thượng Thích Nhật Từ bắt đầu quá trình giác ngộ chân lý Phật Pháp của bản thân vào năm 1983, sau thời gian đi tu ở Chùa Long Huê, Quận Gò Vấp và Chùa Đại Giác, quận Phú Nhuận. Ngài đã chính thức xuất gia vào năm 1984 tại Chùa Giác Ngộ với Hòa thượng Thích Thiện Huệ, khi đó Thầy Thích Nhật Từ mới 14 tuổi. Năm 1988, sau khi xuất gia được 4 năm, thầy được thọ giới Tỳ Kheo, khi đó thầy vừa tròn 18 tuổi.

Chùa Giác Ngộ - Tp Hồ Chí Minh
Chùa Giác Ngộ – Tp Hồ Chí Minh

Những thành tựu trong quá trình tu học của Hòa thượng Thích Nhật Từ

Về Phật học, dù Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ được sinh ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, lúc đó các trường Phật học trên cả nước đều bị đóng cửa. Thế nhưng thầy lại may mắn, được cầu học cùng với các vị cao tăng Phật Giáo lỗi lạc trong thế kỷ 20. Có thể kể đến bao gồm các vị, Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Hòa thượng Thích Huệ Hưng. Đại lão Hòa thượng Thích Từ Thông, Hòa thượng Thích Minh Cảnh, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Nguyên Ngôn. Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thích Thiện Trí và thiền sư Duy Lực v.v…. Nhờ đó, từ lúc còn làm Sa-di, Thầy Thích Nhật Từ đã thông hiểu Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo Nguyên thủy và Đại thừa.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ

Năm 1994, Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, tốt nghiệp đại cương cử nhân Anh văn tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1997,  thầy Tốt nghiệp Cao học triết học, tại trường Đại học Delhi, Ấn Độ.
Năm 2001, thầy bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ triết học, tại trường Đại học Allahabad, Ấn Độ.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ

Từ năm 2006, thầy Thích Nhật Từ đã là Phó Viện Trưởng, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời Thầy cũng là Trưởng Khoa Triết học Phật Giáo, Học viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thầy làm Giám đốc hội Đạo Phật Ngày Nay, và là thành viên Ban biên tập Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Quá trình tu hành chi tiết của Hòa thượng Thích Nhật Từ

Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, đã từng nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, và nhiều tổ chức Phật Giáo khác nhau trong suốt nhiều năm. Chính vì lẽ đó, mà thầy đã đạt được sự tin tưởng của rất nhiều chư Tăng ni, Phật tử khắp trong cả nước, tiếp tục được đề bạt nắm giữ các chức vụ quan trọng trong tương lai.

Quá trình tu hành của ngài chi tiết theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

  1. Giai đoạn từ năm 2002 – 2007

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, trở thành Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

– Là Phó Thư ký Ban Phật Giáo quốc tế Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Giai đoạn từ năm 2002 – 2006

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ trở thành Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ Phật giáo.

  1. Giai đoạn từ năm 2005 – 2006

– Thầy Thích Nhật Từ, là thành viên của Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok).

  1. Giai đoạn từ năm 2006 – 2007

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ trở thành Phó thư ký, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok).

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ
  1. Giai đoạn từ năm 2007 – 2008

– Thầy Thích Nhật Từ là thư ký, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vietnam).

  1. Giai đoạn từ năm 2009 – 2015

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ trở thành, thành viên Biên soạn Bộ Kinh Điển Phật Giáo chung, của Ủy ban tổ chức quốc tế, trong Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc (ICUNDV).

  1. Giai đoạn từ năm 2007 – 2012

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, trở thành Phó Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Phó Ban Phật Giáo quốc tế Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Phó Ban – Chánh thư ký Ban Hoằng Pháp, Thành hội Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ
  1. Giai đoạn từ năm 2012 – 2017

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, trở thành Ủy viên dự khuyết, Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Phó Viện trưởng – Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

– Là Phó viện trưởng Học viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Phó Ban Giáo dục Tăng Ni Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Phó Ban Phật giáo quốc tế Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Phó tổng thư ký Hội đồng Đại Tạng Kinh Việt Nam.

– Là Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam.

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, trở thành Trưởng Ban Văn Hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Trưởng Khoa Triết học, Học Viện Phật Giáo Việt Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Chủ biên Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay.

– Là Thư ký và Trị sự Tạp chí Thế giới Phật Giáo.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ
  1. Giai đoạn từ năm 2018 đến nay

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, trở thành Ủy viên Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

– Là Phó viện trưởng thường trực Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Phó Ban Giáo dục Phật giáo Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, trở thành Phó Ban Phật Giáo quốc tế Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Phó Ban Từ thiện xã hội trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

– Là Ủy viên thường trực Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.

– Là Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam.

– Là Phó chủ tịch sáng lập của Liên minh thế giới về giao lưu văn hóa Phật Giáo (International Alliance for Buddhist Cultural Exchange).

– Là Thành viên sáng lập của Liên minh Phật Giáo quốc tế (IBC).

Những đóng góp của Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ đối với cộng đồng

Trong suốt cuộc đời tu hành của mình, Hòa thượng Thích Nhật Từ là người đã có rất nhiều đóng góp to lớn, không chỉ cho nền Phật Giáo nước nhà, mà còn đối với cộng đồng người dân cả nước. Hòa thượng là người học cao hiểu rộng, tri thức thông tuệ, đã từng tham gia hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Thầy nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng, có nhiều đóng góp ý nghĩa giúp cải cách hiệu quả cho nền Phật Giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ

Hòa thượng Thích Nhật Từ, đã từng tham gia giảng dạy Hoằng Pháp, học triết học, Phật Học, tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hòa thượng cũng tham gia giảng dạy tại các lớp Cao cấp giảng sư, một số trường Phật Học ở các tỉnh thành và địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu. Hiện nay đã có trên 2700 đĩa VCD pháp thoại đã được ngài giảng tại chùa Giác Ngộ, chùa Xá Lợi, chùa Hoằng Pháp, chùa Ấn Quang… Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Hòa thượng Thích Nhật Từ, còn tổ chức các chương trình văn nghệ tại một số chùa, và tổ chức rất nhiều những buổi triển lãm nghệ thuật về chủ đề Phật Giáo.

Không chỉ giảng dạy ở trong nước, Hòa thượng Thích Nhật Từ còn tham dự, thuyết trình tại nhiều hội thảo khác nhau ở nước ngoài. Có thể kể đến như: Diễn đàn Phật Giáo thế giới lần thứ I ở Hàng Châu, Trung Quốc; Hội nghị thượng đỉnh Phật Giáo lần thứ IV ở Bangkok, Thái Lan; Hội thảo Giáo dục Phật Giáo, tại Pháp Cổ Sơn ở Đài Bắc, Đài Loan;… Tại đây, Hòa thượng đã mang đến nhiều quan điểm vô cùng mới mẻ, đóng góp cho sự phát triển vững mạnh của Phật Giáo toàn thế giới.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ

Ngoài hoạt động thuyết giảng Hoằng Pháp, thì Hòa thượng Thích Nhật Từ cũng là người có rất nhiều đóng góp cho nền văn hóa Phật Giáo nói chung. Thầy chính là người thành lập nên Câu lạc bộ Văn nghệ Phật Giáo từ năm 2002 – 2007. Đây là một câu lạc bộ, đã được tập hợp rất nhiều những văn nghệ sĩ nổi tiếng có tên tuổi luôn yêu mến Phật Pháp, tụ hội và giao lưu cùng nhau.

Hòa thượng Thích Nhật Từ còn biên tập, xuất bản hơn 100 CD và DVD về chủ đề cổ nhạc, tân nhạc, tiếng thơ Phật Giáo kể từ năm 2002. Ngoài ra, Hòa thượng còn xuất bản các đĩa nhạc lễ, nhạc Kinh Phật Giáo để người dân có thể tìm mua và sử dụng hàng ngày. Những đóng góp của Thầy đã khiến cho dòng nhạc Phật Giáo của Việt Nam thêm đa dạng và phong phú hơn.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ

Bên cạnh đó, Thượng tọa – Hòa thượng Thích Nhật Từ, cũng là tác giả của cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Đây chính là cuốn sách tạo nên nguồn cảm hứng cho đoàn làm phim, của kênh truyền hình kỹ thuận số VTC1, làm phim ký sự về Phật Giáo. Hòa thượng Thích Nhật Từ, cũng chính là người đã tham gia dẫn chương trình, và là nhân vật chính của bộ phim nói trên.

Hòa thượng Thích Nhật Từ, còn được biết đến là một nhà hoạt động từ thiện vô cùng nổi tiếng. Thầy đã từng tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, góp công sức vào việc giúp đỡ các địa phương bị thiên tai, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn,…. Ngoài ra, Thầy còn sáng lập nên Quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay, nhằm giúp hỗ trợ cho hàng trăm ca mổ cườm mỗi năm, tặng quà cho các trung tâm bảo trợ, các Viện Dưỡng Lão, trợ giúp cho các nạn nhân gặp thiên tai, các hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống…

Hoạt động từ thiện của Hòa thượng Thích Nhật Từ, không chỉ vỏn vẹn ở mỗi việc hỗ trợ vật chất, mà còn có sự hỗ trợ cao cả về mặt tinh thần. Thầy đã từng tham gia thuyết giảng, hướng dẫn Thiền Tọa cho hơn 2000 phạm nhân ở trại giam K20, vào các năm 2008 và 2009. Vào năm 2010, Hòa thượng Thích Nhật Từ đã tham gia thuyết giảng cho hơn 5500 phạm nhân ở trại giam Sơn Phú 4, thuộc tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động này của Thầy, đã giúp cho các phạm nhân vượt qua mặc cảm tội lỗi, quyết tâm hướng thiện và làm nhiều việc tốt giúp đời.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ

Một số bài giảng hay nhất của Hòa thượng Thích Nhật Từ

Hòa thượng Thích Nhật Từ, là vị cao tăng đã từng thuyết giảng đến hơn 2700 đề tài Pháp thoại khác nhau. Thầy đã đi đến và thuyết giảng tại rất nhiều nơi trên khắp thế giới. Chính vì những thành tựu và đóng góp to lớn kể trên, cho nên thầy đã được xem là một trong những vị tu sĩ thành công nhất của nền Phật Giáo nước nhà.

Hòa thượng Thích Nhật Từ
Hòa thượng Thích Nhật Từ

Các chủ đề thuyết giảng của Hòa thượng Thích Nhật Từ, luôn vô cùng thực tế, gắn liền với đời sống hàng ngày của con người. Thầy thuyết giảng đa dạng chủ đề, từ tình yêu, hôn nhân đến các câu chuyện về tâm linh, ngoại cảm,… Từ đó khiến cho người nghe dễ dàng có thể thấm nhuần lời giảng giải, và hiểu sâu hơn ý nghĩa của những vấn đề được đề cập đến trong cuộc sống.

Một số bài giảng hay nhất của Hòa thượng Thích Nhật Từ có thể kể đến như sau:

– Tử hình và tử tù hiến mô tạng

– Quy y tam bảo

– Hoạn nạn mới biết chân tình

– Thờ thần tài có phải mê tín

– Bóng đè do đâu

– Vẽ ma vẽ quỷ

– Tham lam để được gì

– Thản nhiên trước tám ngọn gió đời

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *