Đạo Phật

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có vợ con không, Cha Mẹ Thầy là ai?

4.4/5 - (8 bình chọn)

Quý vị và các bạn thân mến.!

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cũng đã từng có ý muốn lấy vợ, sinh con. Trong một lần trả lời phỏng vấn rất đặc biệt với cô Oprah, đã được mệnh danh là, Nữ Hoàng truyền hình, một phóng viên ngôi sao của Đài Truyền Hình Mỹ và cũng là chủ một tạp chí mang tên Oprah.com. Trong cuộc phỏng vấn, cô Oprah hỏi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, đời sống của một Thầy Tu là độc thân có phải không ạ? Thiền Sư trả lời: Vâng. Cô Oprah hỏi, vậy Thiền Sư đã từng có ý niệm trong đầu là mình sẽ lấy vợ, sinh con như những người phàm tục không? Thiền Sư Nhất Hạnh trả lời, vâng, trong đầu tôi đã từng có ý nghĩ đó thoáng qua trong 1 giây đồng hồ. Nhưng rồi tôi đã nhanh chóng vượt qua nó. Tôn Giáo Tín Ngưỡng mời các bạn cùng tìm hiểu về tiểu sử bản thân, cuộc đời và sự nghiệp của Thiền Sư Nhất Hạnh nhé.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có vợ con không?

Cuộc phỏng vấn đặc biệt của cô Oprah với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, cô là phóng viên ngôi sao nổi tiếng một Kênh Truyền Hình của Mỹ và là chủ một trang tạp chí Oprah.com, cô cũng đã được khán giả bình chọn là Nữ Hoàng Truyền Hình. Cô Oprah cảm thấy mình rất vinh dự khi được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nhận lời tham dự cuộc phỏng vấn này. Địa điểm là tại khách sạn Four Seasons ở thị trấn Manhattan, New York, Mỹ. Khi được đối diện trực tiếp với Thiền Sư, cô Oprah cảm thấy cả người Thiền Sư Nhất Hạnh, dường như đã được bao phủ một sự bình lặng vô cùng sâu sắc. Một bầu không khí an lành được tỏa ra từ một vị Thiền Sư, đã khiến cô Oprah cảm thấy bớt đi phần nào căng thẳng tâm lý, trước khi vào phỏng vấn Thầy.

Cô Oprah hỏi: Vâng thưa Thiền Sư, đời sống của một Thầy Tu là độc thân có phải không ạ?

Thiền Sư trả lời: Vâng.

Cô Oprah hỏi tiếp: vậy Thiền Sư đã từng có ý niệm trong đầu là mình sẽ lấy vợ, sinh con như những người phàm tục không?

Thiền Sư trả lời: Vâng, lúc ở bên Pháp, khi tôi đang trong độ tuổi 30, có một hôm, tôi đang tập Thiền ở Công Viên, lúc đó, có một người phụ nữ trẻ bế trên tay một em bé sơ sinh, trông rất là xinh xắn. Trong một giây, tôi chợt nghĩ, nếu như tôi không phải là Thầy Tu, có lẽ tôi cũng có vợ con xinh xắn như thế. Trong đầu tôi đã từng có ý nghĩ đó thoáng qua trong 1 giây đồng hồ. Nhưng rồi tôi đã nhanh chóng vượt qua nó.

Xem Video trên YouTube

Tiểu sử Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Cha Mẹ Thầy là ai?

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, sinh ngày mùng 10 tháng 11 năm 1926, tại tỉnh Thừa Thiên, nước Việt Nam. Thiền Sư có tên khai sinh là Nguyễn Đình Lang, sau cải thành Nguyễn Xuân Bảo, Phụ Thân của Thầy tên là Nguyễn Đình Phúc, quê quán tại Làng Thành Trung, ( nay là huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ), ông làm Quan trong Triều Nguyễn thời Pháp thuộc, có chức sắc phụ trách công việc di dân lập ấp. Mẫu Thân của Thầy là bà Trần Thị Dĩ, quê quán ở Làng Hà Trung, tỉnh Quảng Trị. Phụ Mẫu của Thầy sinh được tất cả 6 người con, Thầy Nhất Hạnh là người con áp út, trên Thầy có 3 người anh trai và một người chị gái, dưới Thầy có một em trai út. Gia đình Thầy sống quây quần cùng Đại Gia Đình Ông Bà Nội, các Bác, các Chú và các anh chị em họ. Thầy là con cháu đời thứ 15 của dòng họ Nguyễn Đình, Thầy có Tổ Tiên là thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu, là tác giả của truyện Lục Vân Tiên.

Khi Thầy lên 4 tuổi, thì Thân Phụ của Thầy được phái đến một vùng miền núi phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, để giám sát công việc phá rừng làm đất canh tác cho dân nghèo. Sau một năm, thì cả gia đình Thầy chuyển về sinh sống cùng Phụ Thân, ở huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa. Thầy đi học tiểu học với tên khai sinh là Nguyễn Đình Lang, tên đã được Cha Mẹ đặt cho.

Năm Thầy tròn 16 tuổi, Thầy đã vào Chùa Từ Hiếu gần Huế, để xuất gia, Hòa Thượng Thanh Quý Chân Thật đã làm lễ thụ giới và ban Pháp Danh cho Thầy là Trừng Quang, Pháp Tự là Phùng Xuân, Pháp Hiệu là Nhất Hạnh. Nối Pháp đời thứ 42 của Thiền Phái Lâm Tế, Dòng Liễu Quán, thuộc nhánh Từ Hiếu đời thứ 8. Khi tốt nghiệp Phật Học Viện Báo Quốc, Huế, Thầy Thích Nhất Hạnh tiếp tục tu học theo trường phái Đại Thừa của Phật Giáo, và trở thành một Nhà Sư chính thức vào năm 1949. Thầy Thích Nhất Hạnh khi đó đã được công nhận là một vị Thiền Sư, và làm trụ trì Chùa Từ Hiếu cùng một số Tu Viện liên quan khác.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã nghiên cứu, kết hợp kiến thức của bản thân về nhiều trường phái Thiền khác nhau, cùng với các phương pháp Phật Giáo Thượng Tọa Bộ truyền thống. Những nhận thức sâu sắc của Phật Giáo Đại Thừa, kết hợp cùng các phát kiến của ngành tâm lý học Tây Phương đương đại, để tạo thành một cách tiếp cận hiện đại của Thầy Nhất Hạnh đối với phương pháp Thiền Định. Thầy Nhất Hạnh đã trở thành một Vị Thiền Sư có tầm ảnh hưởng quan trọng, đến sự phát triển của Phật Giáo Tây Phương.

Cuộc đời và sự nghiệp của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có gì đặc biệt.?

Năm 1960, Thiền Sư Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng sự Xã Hội ở Sài Gòn, một tổ chức Từ Thiện xây dựng lại trường học, trạm xá, các Làng bị bỏ bom và giúp đỡ nhiều gia đình bị vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam. Thiền Sư là một trong những người thành lập lên Nhà Xuất Bản Lá Bối, thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh đã trở thành một Viện Đại Học Tư Thục vang danh, tập trung nghiên cứu về Phật Pháp, ngôn ngữ văn hóa Việt Nam. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng dạy về Bát Nhã Ba La Mật Đa và những giáo lý trong Phật Giáo.

Tháng 4 năm 1965, trong một buổi gặp mặt, đoàn sinh viên Vạn Hạnh nêu ra thông điệp, “lời kêu gọi vì hòa bình”. Lời kêu gọi có nội dung chính là “hai miền Nam Bắc của Việt Nam, đã đến lúc họp lại để tìm ra giải pháp Chiến tranh chấm dứt và đem lại cuộc sống hòa bình cho mọi người Việt Nam với lòng tôn trọng lẫn nhau.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã nhiều lần đến Hoa Kỳ để giảng dạy và diễn thuyết về Phật Giáo tại các trường Đại Học Cornell và Đại Học Princeton. Vào năm 1963 tại trường Đại Học Columbia Thiền Sư đã chính thức lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Tôn Giáo, và sau này Thầy về giảng dạy tại đây. Thiền Sư đã kêu gọi Martin Luther King, jr. Phản đối công khai Chiến tranh Việt Nam, thuyết giảng với mọi người và nhiều nhóm về hòa bình. King đề cử Thiền Sư cho giải Nobel Hòa Bình vào năm 1967.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cùng phái đoàn Phật Giáo, đến đàm phám Hòa Bình tại Paris. Thiền Sư là một trong những người Thầy thông hiểu về Phật Giáo ở Phương Tây, những phương pháp dạy và thực hành của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, đã thu hút rất nhiều người đến từ nhiều quan điểm Tôn Giáo Tín Ngưỡng, Tâm Linh và chính trị khác nhau. Thầy đưa ra cách thực hành “chính niệm” thường được điều chỉnh để phù hợp với văn hóa vùng miền.

Năm 1966, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã sáng lập ra Dòng Tu Tiếp Hiện, và thiết lập các Thiền Viện, các trung tâm Thực Hành khắp nơi trên Thế Giới. Nơi cư trú của Thiền Sư ở Pháp là Tu Viện Làng Mai, vùng Dordogne thuộc miền Nam Nước Pháp. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã du hành, thuyết giảng và tổ chức các khóa Tu Thiền khắp trên Thế Giới.

Năm 1973, khi ký kết hiệp định Paris, Thiền Sư đã bị cấm về Việt Nam và Thầy ở lại Pháp từ đó đến năm 2017. Từ năm 1976 đến năm 1977 Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã giúp đỡ nỗ lực để giải cứu các thuyền nhân Việt Nam trong Vịnh Thái Lan. Sau đó do áp lực từ Chính Phủ Thái Lan và Singapore nên Thầy đã phải ngừng việc này lại.

Sau nhiều năm Thiền Sư không được phép quay lại quê hương, cho đến năm 2005 Thầy Thích Nhất Hạnh mới được quay trở lại Việt Nam. Thầy Nhất Hạnh vẫn tiếp tục các hoạt động chính trị, vận động vì hòa bình. Thầy đã tổ chức những khóa Tu Thiền cho người Palestine và người Israel, khuyến khích động viên họ lắng nghe và trao đổi học hỏi lẫn nhau. Thuyết giảng kêu gọi các nước đang Chiến tranh hãy dừng tham chiến, và tìm giải pháp cho các mâu thuẫn của họ không còn những bạo động. Năm 2005 Thầy Nhất Hạnh đã tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles, với hàng ngàn người đến hưởng ứng và cùng tham dự.

Thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Việt Nam từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 11 tháng 4 năm 2005, sau một loạt các thương lượng, cho Thiền Sư được phép thuyết giảng, và xuất bản một số sách của Thầy bằng tiếng Việt. Cho phép 100 Tăng Ni và 90 thành viên khác của Dòng Tu theo Thầy đi khắp mọi miền Đất Nước. Bao gồm cả chuyến bay về Chùa Từ Hiếu, nơi trước đây Thầy đã xuất gia.

Năm 2007, với lịch trình từ ngày 20 tháng 2 đến ngày mùng 9 tháng 5, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cùng phái đoàn Phật Giáo Quốc Tế thuộc những Tăng Thân Làng Mai trở về quê hương Việt Nam, với mục đích sẽ tổ chức các khóa Tu, các buổi pháp thoại chia sẻ, gặp gỡ các Tăng Ni Phật tử ban miền Bắc, Trung, Nam.

Với sự đồng ý của Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, đầu năm 2007, Thiền Sư tổ chức 3 trai Đàn Chẩn Tế lớn, ở Bắc Trung Nam, ba miền Việt Nam. Gọi là Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc. Nguyện cầu và giải trừ oan ức sầu khổ cho tất cả những ai đã từng phải gánh chịu những hậu quả khắc nghiệt của các cuộc chiến tranh.

Ngày tháng 10 năm 2018, Giám tự Tổ đình Từ Hiếu tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thầy Thích Đạo Từ cho biết, trở về Việt Nam lần này, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã xin cư trú tại Tổ Đình Từ Hiếu, để an dưỡng cho tới khi Thầy viên tịch.

Rạng sáng ngày 22 tháng 1 năm 2022, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh chút hơi thở cuối cùng và đã viên tịch. Sự ra đi của Thiền Sư Nhất Hạnh, được nhiều nhóm Phật tử trong và ngoài nước bày tỏ niềm thương tiếc. Moon Jae in Tổng Thống Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ và Đai Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc.

Tang lễ của Thiền Sư được tổ chức kéo dài trong 7 ngày, theo nghi thức tâm tang. Lễ trà tỳ hỏa táng từ 9 giờ ngày 29 tháng 1 đến 2 giờ ngày 30 tháng 1 thì kết thúc, tại Công Viên Vĩnh Hằng, Vườn Địa Đàng Thành phố Huế. Tầm 6 giờ 30 phút ngày 30 tháng 1, Xá Lợi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu, nơi Thầy xuất gia, Tu học Phật Pháp cách đây 80 năm. Theo di nguyện của Cụ Nhất Hạnh sẽ không xây Bảo Tháp, tro cốt của Cụ sẽ để lại đây và để tại các trung tâm khác của Làng Mai, khắp nơi trên toàn Thế Giới.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *