Ấn Quang Đại Sư
Đạo Phật

Tiểu sử Ấn Quang Đại Sư, tại sao ngài lại được coi là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát?

5/5 - (6 bình chọn)

Quý vị và các bạn thân mến.! Ấn Quang Đại Sư là một Vị Tổ, đứng hàng thứ 13 của Tịnh Độ Tông. Ngài được biết đến là người giữ giới luật vô cùng nghiêm chỉnh, luôn để tâm hồn ngay thẳng. Ngài còn được biết đến với kho tàng lời dạy về Kinh Phật, và những lời khuyên trong việc tu hành vô cùng quý giá, mà bất kỳ vị Tăng Ni và Phật tử nào cũng có thể tu tập làm theo. Qua bài viết này, Tôn Giáo Tín Ngưỡng sẽ giúp quý vị tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử bản thân, quá trình tu tập, Đạo nghiệp và những thành quả to lớn của Ấn Quang Đại Sư, thông qua nội dung bài viết chi tiết sau đây.


Xem Video Trên YouTube

 

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Tiểu sử ngài Ấn Quang Đại Sư là ai?

Ấn Quang Đại Sư có thế danh là Thánh Lượng, tên hiệu là Thường Tàm, Đại Sư sinh năm 1861 và mất năm 1940. Ngài vốn sinh sống ở thời đại khoảng cuối đời nhà Thanh, trước khi chuyển sang Trung Hoa Dân Quốc. Ngài là người con trong một gia đình nhà họ Triệu ở Hiệp Tây. Khi còn thơ bé, gia đình đã cho ngài theo học nho giáo. Sau này khi trưởng thành ngài vẫn luôn lấy đạo Khổng làm gương sáng để noi theo.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Lúc đầu, Ấn Quang Đại Sư học theo thuyết của Hàn Dũ và Âu Dương Tu, đã phản bác Phật giáo. Thế rồi đột ngột ngài trở bệnh, mấy năm sau đó tự thấy lỗi lầm của mình đành hối lỗi, hồi tâm lại như trước kia. Khi ở tuổi 21 ngài đã thông hiểu hết tất cả các Kinh Phật, sau đó được Hòa thượng Đạo Thuần nhận làm đệ tử và xuất gia tại một ngôi chùa có tên là Liên Hoa Động, ở trên núi Chung Nam, của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Không lâu sau đó ngài lại có duyên với Thọ Đại Giới cùng với luật sư Ấn Hải Định tại chùa Song Khê, ở huyện Hưng An.

Chỉ vừa sinh ra được sáu tháng, Ấn Quang Đại Sư đã bị đau mắt, tuy không bị mù mắt nhưng mắt của ngài khá yếu. Mắt lúc nào cũng hơi đỏ, những cảnh vật xung quanh thì trông rất mờ ảo. Lúc đi thọ giới, vì tính cẩn thận và chữ viết đẹp nên ngài đã được đề cử lên làm Thư ký. Thế nhưng vì quá nhiều công việc, ngày nào cũng phải viết, nên đôi mắt của ngài càng ngày càng đỏ như máu.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Trong một lần khi đi phơi Kinh, Ấn Quang Đại Sư đã đọc được Long Thơ Tịnh Độ, nhờ đó mà ngài biết được việc, khi thường xuyên niệm Kinh Phật, sẽ tạo ra công đức quan trọng đến chừng nào. Lúc thọ giới, ban đêm mọi người đi vào giấc ngủ, còn ngài thì vẫn ngồi niệm Kinh Phật, ban ngày ngồi thì viết chữ, nhưng lúc nào tâm ngài cũng nghĩ về Phật. Nhờ cái tâm cung kính Phật, mà dù mắt của ngài có đỏ hoe, ngài vẫn cố gắng ghi chép.

Cho đến khi Ấn Quang Đại Sư được mãn thì bệnh mắt mới lành lại. Chính vì phép lành đó mà ngài biết không nên ngừng nghỉ việc niệm Phật, phải một lòng thường xuyên niệm Phật. Thế là ngài đã đưa ra lời khuyên cho mọi người khi niệm Kinh Phật. Nhờ nhân duyên đó mà ngài đi tu học khắp nơi tại một số chùa như, chùa Viên Quảng, chùa Tư Phước, chùa Long Tuyền và cuối cùng chính là chùa Pháp Võ tại Phổ Đà Sơn.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Cũng chính nhờ sự chăm tìm hiểu, một lòng để tăng công đức, là một người ham học, chính vì vậy mà Ấn Quang Đại Sư dễ dàng được thông qua các khóa học và đạt đến đỉnh cao của sự thấu hiểu Kinh Phật. Với kiến thức cao siêu, khi làm bất cứ việc gì ngài cũng đều rất cẩn thận chi tiết, cho nên ngài đã được Hòa thượng Hóa Văn và Pháp Sư Đế Nhàn mời đến làm đồng bạn, để đến Đế Đô thỉnh Tam Tạng Kinh, cho chùa Pháp Võ và chùa Đầu Đà ở Ôn Châu.

Sau đó vì để tỏ lòng cảm mến đức hạnh của ngài, nên Hòa thượng Hóa Văn đã thỉnh Ấn Quang Đại Sư về lầu Tàng Kinh để tu niệm tĩnh tâm. Trong suốt 33 năm trôi qua đến khi nhà Thanh tàn lụi, ngài vẫn luôn tu niệm mỗi ngày, yên tĩnh và ít giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Ấn Quang Đại Sư tuy sống ẩn mình, thế nhưng toàn thiên hạ thời ấy ai ai cũng biết đến. Có một vị cư sĩ tên là Cao Hạc Niên, trong một lần hành hương đến chùa Pháp Võ, đã đọc rồi đem vài bài văn Pháp của ngài Ấn Quang Đại Sư, đăng lên báo Phật Học ở Thượng Hải, để với tên tác giả là Thường Tàm. Chính nhờ vậy mà các độc giả đã hâm mộ ngài càng ngày càng đông, ai ai cũng dò hỏi là ngài đang ở chùa nào để đến cung kính.

Năm Ấn Quang Đại Sư được 52 tuổi thì ngài đã bị lộ ra nơi ở hiện tại, người người lũ lượt tìm đến chùa để xin ngài khai sáng. Còn vị cư sĩ Từ Uất Như, đã dùng những bài văn Pháp của ngài in ấn thành bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, được tái bản nhiều lượt và truyền bá rộng khắp cả trong và ngoài nước. Vì lối sống ẩn tu của ngài, nên lúc đầu nếu ai tới xin xuất gia ngài sẽ không chấp nhận, và sẽ hướng dẫn đến với vị Pháp sư ở nơi khác. Cho đến một lần có vị cư sĩ tên Châu Mạnh, đã ba bốn lần đem cả gia đình lên núi khẩn cầu Ấn Quang Đại Sư để được làm đệ tử.

Sau khi Đại Sư quán xét nhận thấy cơ duyên, khó lòng từ chối, vì không muốn cản con đường tu hành của người khác, nên Ấn Quang Đại Sư đành chấp nhận. Năm đó Ấn Quang Đại Sư đã 59 tuổi, mới có một đệ tử xuất gia đầu tiên. Từ đó, rất nhiều người đã viết thư xin được theo ngài làm đệ tử, ai cũng một lòng mong muốn Ấn Quang Đại Sư chấp nhận, để được học và tu luyện hướng Phật. Dần dần số đệ tử từ một người mà lên đến cả trăm và rồi đến cả hàng ngàn người.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Ấn Quang Đại Sư được biết đến là một vị Đại Sư với tấm lòng ẩn dật, không thích sự hào hoa, phô trương. Ai cho đồ ăn, thức uống, y phục gì đi nữa thì ngài sẽ không bao giờ nhận. Nếu không thể từ chối được thì ngài cũng sẽ mang tặng cho người khác. Những đồ ăn thức uống thông thường thì ngài sẽ đưa cho chùa quản lý, để cúng dường dâng Phật. Dân chúng có đưa bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì ngài cũng chỉ lấy đó để đi in sách Kinh, cứu nạn cho dân chúng khó khăn, đi làm từ thiện mà thôi chứ tuyệt nhiên không tiêu xài cho bản thân.

Từ năm Dân Quốc thứ 2 đến năm 28, do nghe theo lời của những kẻ đương quyền có tư tưởng duy vật. Nên Chính Phủ Dân Quốc đã nhiều lần đăng báo đưa tin, muốn đưa tài sản chùa chiền sung vào công quỹ, lấy hết Tự Viện để làm trường học. Ấn Quang Đại Sư cùng các chư Tăng, cư sĩ một lòng cung kính niệm Phật xin cách giải cứu, cuối cùng cũng giải trừ được kiếp nạn.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Năm Ấn Quang Đại Sư 70 tuổi, ngài đã dời Tô Châu về chùa Linh Nham, 3 năm tĩnh tâm niệm Phật. Đến ngày 24 tháng 10, tức năm Dân Quốc thứ 29, dự biết kỳ vãng sanh, nên Ấn Quang Đại Sư đã cho triệu tập chư Tăng và cư sĩ ở các nơi về chùa Linh Nham. Trong buổi Pháp thoại, ngài đã cử Hòa thượng Diệu Chơn làm trụ trì kế nhiệm, dặn dò các việc trước sau. Ấn Quang Đại Sư nói, Pháp môn niệm Phật không chỉ đặc biệt diệu kỳ, chỉ cẩn chúng ta niệm Phật khẩn thiết chí thành, thì tất cả đều được Phật tiếp dẫn.

Sang ngày mùng 4 tháng 11, Ấn Quang Đại Sư bị cảm nhẹ, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật. Niệm xong, ngài bảo mang nước rửa tay xong rồi đứng dậy nói, Phật A Di Đà đã đến tiếp dẫn ta, ta sắp phải đi rồi. Đại chúng nhớ phải tin và thường xuyên niệm Phật, để cầu nguyện được về Tây phương. Nói dứt, Ấn Quang Đại Sư bước lại ghế ngồi kết già, chắp tay trì hồng danh hiệu Phật, theo tiếng trợ niệm của đại chúng rồi thanh thản viên tịch. Khi ấy Đại Sư vừa tròn 60 năm tuổi đạo, và thọ 80 tuổi tại thế.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Ngày rằm tháng 2 của năm sau đó, vào tiết Phật nhập Niết Bàn, cũng vừa đúng 100 ngày Ấn Quang Đại Sư vãng sanh. Hàng ngàn tín đồ Phật tử các nơi đổ về chùa Linh Nham, trang nghiêm dự lễ trà tỳ hỏa táng Ấn Quang Đại Sư. Lúc đó trên bầu trời trong xanh bỗng hiện ra ánh sáng ngũ sắc, tỏa ra sự màu nhiệm của xá lợi. Sau đó những vị đệ tử đã cung kính gom tro cốt của ngài và tìm thấy được rất nhiều xá lợi. Phật giáo đương thời thấy được sự chân thật trong lối sống tu hành của ngài và sự màu nhiệm kỳ lạ đó mà nhận định rằng, ngài chính là bậc Thánh hiền. Sau đó kỉ niệm 1 năm viên tịch, mọi người đã tôn ngài lên làm Vị Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông.

Tại sao Ấn Quang Đại Sư lại được coi là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát?

Chắc sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng, tại sao Ấn Quang Đại Sư lại được coi là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát.? Để tìm hiểu biết được lý do tại sao phải bắt đầu từ câu chuyện mà Tuyên Hóa Thượng Nhân đã kể về Ấn Quang Đại Sư. Ngài Ấn Quang Đại Sư là một vị Tu sĩ thành tâm siêng năng ngồi niệm Phật mỗi ngày. Khi ngài qua đời, lúc lễ hỏa thiêu thì có rất nhiều người đến tham dự, đông đến nỗi không thể đếm hết được.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Đoàn người đến tham dự lễ hỏa táng Ấn Quang Đại Sư hôm đó, kéo dài từ đỉnh xuống đến tận chân núi, độ tầm khoảng 3 dặm. Sau khi lễ hỏa táng được hoàn tất, thì bỗng có mầu nhiệm lạ, trên bầu trời phát ra 5 màu ánh sáng ngũ sắc. Vài vị đệ tử đang gom tro cốt của ngài thì phát hiện được rất nhiều xá lợi đủ các màu sắc. Điều đó thể hiện được con đường tu hành của ngài đã chánh quả, là người làm chứng cho những điều Phật dạy là đúng.

Cũng có một câu chuyện kể rằng, Ấn Quang Đại Sư đi đến thành phố Thượng Hải xa hoa để đi giảng dạy, trên các báo đăng lên tin tức của ngài, khuyên mọi người đến nghe Kinh để tăng công đức. Nhờ thế mà rất đông những tín đồ Phật tử đến tham dự, lễ nghi uy nghiêm và rất tôn kính.

Lúc đó bỗng có một vị nữ Cư sĩ nói lại rằng: “Tôi đã được một người mặc áo giáp màu vàng trong giấc ngủ đêm qua, ngài ấy đã nói với tôi rằng, con hãy đến Thượng Hải ngay, để được nghe Bồ Tát Đại Thế Chí giảng Kinh”. Sáng hôm sau khi cô thức giấc, ngay lập tức cô đã đến Thượng Hải, tìm gặp và nói chuyện trực tiếp với Ấn Quang Đại Sư.

Cô nữ Cư sĩ đó cũng đã thắc mắc, ngài Ấn Quang Đại Sư có đúng là vị Bồ Tát Đại Thế Chí hay không, và cô đã kể lại câu chuyện trong giấc ngủ đêm qua. Lúc đó Ngài Ấn Quang Đại Sư đáp lại: “Sự việc này, con biết, ta biết, con đừng nói cho ai hay biết”. Vị nữ cư sĩ đã giữ bí mật này đến khi ngài Ấn Quang Đại Sư viên tịch, cô mới nói cho mọi người hay biết. Chính vì vậy mọi người mới coi Ấn Quang Đại Sư là hóa thân của ngài Đại Thế Chí Bồ Tát.

Những lời vàng ngọc của Ấn Quang Đại Sư dạy bảo cho hậu thế

  1. Lời dạy về cách tu hành

Ấn Quang Đại Sư đã dạy rằng, về quy tắc tu học, phải lưu ý bản thân dù là tu tại gia hay xuất gia, chúng ta phải chú ý kính trên nhường dưới, luôn tu tập tính nhẫn nại và kiên trì để đạt được thành quả mong ước. Phải luôn cố gắng mỗi ngày, những việc người khác cảm thấy gian nan không thực hiện được, thì chính bản thân không nên ngại khó mà hãy vượt qua. Chính lúc đó mọi điều mà bản thân mong ước sẽ được như ý.

Không nên học theo thói sân si, nói xấu người khác, nói những điều xấu xa. Từ việc đi đứng đến nằm ngồi, từ sáng đến tối, cả ngày chúng ta phải luôn để tâm đến Phật, có thể niệm Phật thầm vẫn được Phật chấp nhận. Bản thân chúng ta phải luôn tự nhắc nhở mình, nên thường xuyên niệm Phật dù ở bất cứ nơi đâu.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Nếu có suy nghĩ ngừng việc niệm Phật, phải tức khắc bỏ ngay suy nghĩ đó. Phải luôn luôn sám hối về những tội lỗi đã gây ra không chỉ ở hiện tại mà cả trong quá khứ. Nếu đã là một đệ tử tu học Phật, thì không nên có suy nghĩ nông cạn, sân si, khoe khoang, kiêu căng.

Chúng ta nên tự chăm sóc cho bản thân và gia đình mình, không nên dính líu đến đời sống riêng của người khác. Lúc nào cũng nên học và noi theo những gương tốt thiện lành, không nên sa đọa theo những thói hư tật xấu, làm hại bản thân. Nếu tu hành đúng theo những gì đã được dạy như trên, nhất định bản thân sẽ được sanh lên cõi Trời.

  1. Lời dạy về cách niệm Kinh

Để chúng ta có thể niệm Kinh Phật cho đúng, đó là nhiếp trọn sáu căn. Ý nói, lúc ta niệm Phật tai phải lắng nghe cho thật kĩ, tâm lúc nào cũng phải nhớ đến Phật, khi chúng ta niệm Phật, miệng phải đọc rõ ràng, mắt không được nhìn liếc ngó lung tung. Lúc niệm Phật, mắt chúng ta có thể hơi khép lại, không nên trừng mắt quá to.

Mũi không được ngửi loạn lên, phải tập trung hợp nhất. Thân tâm thì cung kính. Đó chính là lục căn, khi niệm Phật, chúng ta phải để lục căn này luôn luôn thanh tịnh không được mất tập trung. Nếu không giữ trọn vẹn được thì khó có thể sinh công đức. Nếu bản thân chúng ta cố gắng thường xuyên, sẽ đạt được trọn lục căn, được gọi là “Tịnh tiếp nối”. Người nào giữ được trạng thái như vậy, là bản thân đã đạt được thành công trong cách niệm Phật.

Các Phật tử thường phải chú ý đến từng hành động nhỏ của mình. Nếu tâm chúng ta có điều đang vướng bận, thì phải loại bỏ nó đi, để khi niệm Phật không ảnh hưởng. Khi niệm Phật, chúng ta không nên để cho bản thân bị căng thẳng về mặt tinh thần. Nếu có bị những bệnh như đau đầu, đau họng, ngứa, nhức mỏi, hoặc một số bệnh dễ làm bản thân mất tập trung, thì chúng ta nên tìm cách chữa trị bệnh cho đỡ hẳn rồi hãng tiếp tục tụng niệm.

Chúng Phật tử không nên lười biếng lần chuỗi, vì bỏ lần chuỗi lâu ngày sẽ thành một thói quen xấu. Thường xuyên niệm Phật cũng được coi là cách, dọn cho thân tâm mình được sạch sẽ hơn, loại trừ hết những thói quen xấu. Phật sẽ là người soi sáng, dạy cho chúng ta biết đâu là vết nhơ của bản thân, để chúng ta dọn sạch sẽ nó.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Người niệm Phật, không được ỷ lại sự thông minh của bản thân mình, mà không chịu tìm hiểu những lời Phật dạy. Những điều mà chúng ta hiểu được ở thế gian này, chưa chắc đó là một đáp án đúng. Những lời Phật dạy, đó là đáp án hoàn hảo nhất để chúng ta làm theo. Bởi chính Ngài Thích Ca Mâu Ni đã mở ra Phật giáo, và khai mở ra cõi Tây Phương Cực Lạc cho chúng ta noi theo. Vậy có gì là sai, khi chúng ta không hết lòng tin Phật.?

Khi niệm Phật, chúng ta chỉ cần ghi nhớ bốn chữ “A Di Đà Phật” để tránh nhiều chữ không thể ghi nhớ hết. Ngoài ra, niệm Phật thầm không sai, cũng sẽ tạo ra công đức như chúng ta niệm Phật rõ thành tiếng. Chúng ta nên biết, nên niệm Phật như thế nào cho đúng, trong từng hoàn cảnh khác nhau. Quan trọng hơn cả, là tâm chúng ta được lời niệm Phật đánh động, tự nhắc nhở bản thân thanh tịnh để sám hối trọng tâm. Niệm Kinh phải rõ ràng, thân tâm cung kính, không phải cứ đọc ào ào xong là sẽ có được công đức. Nếu tâm tịnh, thân nghiêm chỉnh, thì thành tựu công đức lớn vô vàn.

  1. Lời dạy về cách trì tụng

Lời khuyên chân quý của Ấn Quang Đại Sư, dành cho đại chúng Phật tử khi trì tụng. Đó là, dù bản thân ở bất cứ tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, chúng ta đều phải nhớ niệm Phật. Cho dù bản thân có đang gặp khó khăn, thì chúng ta cũng không quên niệm kinh Phật. Những ai có thể đạt được đến ngưỡng như vậy, chắc chắn người đó sẽ được đến bên Phật. Bản thân phải tự tập luyện lòng vị tha, luôn cư xử rộng lượng với mọi người xung quanh. Phải nhẫn nhịn, chịu đựng những điều mà nhiều người không thể chịu đựng được, chịu được những khó khăn, nhọc nhằn mà không ai dám gánh vác. Tâm mình không để bị đánh mất, hay không để sinh tật đố kị với những người khác.

Những Phật tử thường xuyên niệm Phật chính là những người rất hiếu thảo, yêu thương gia đình, luôn quan tâm đến cha mẹ, vợ con, ông bà, là người có đạo đức tốt, thích ăn chay trường và tu thập thiện nghiệp,… Tổng hợp lại, đó là những người có phẩm chất tốt, hết lòng vì gia đình và xã hội, không ganh ghét, đố kị, để bụng với bất kỳ ai.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Bởi Phật sẽ không bao giờ có suy nghĩ xấu về bất kì ai, thì người muốn đến cõi Trời sẽ được như Phật. Ấn Quang Đại Sư cũng nói rằng, những ai thường xuyên niệm Kinh Phật, sẽ có được ánh sáng của Phật dẫn họ đi trên những con đường thiện lành. Còn những ai không thể dứt bỏ được, không đi theo con đường Phật dẫn, họ sẽ chẳng thể nào đến được nơi mà họ mong ước.

Bởi hành động đó được cho là không thật sự cung kính. Nhất là khi đi ngủ thì chúng ta không nên niệm Phật rõ thành tiếng, như vậy vừa không thể hiện sự tôn trọng mà còn làm tổn hại thân khí của mình. Niệm Phật cần quan trọng nhất là tâm và thân nghiêm chỉnh, chúng ta có thể thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh, nếu thực hiện đúng như vậy, ắt hẳn sẽ được nhiều công đức.

  1. Lời dạy về lòng thành kính

Lòng thành và sự cung kính, là hai điều Phật tử buộc phải có trên con đường tu học Phật, do Ấn Quang Đại Sư yêu cầu. Nếu chúng ta không có hai việc này, sẽ giống như cây không được tưới nước, sẽ bị héo úa mà không được ơn phước gì cả. Niệm Phật chính là một cách dễ dàng nhất mà lại được nhiều công đức nhất. Nếu chúng ta lười biếng, niệm Phật không chú tâm, không chỉ không có được công đức, mà ngược lại còn sinh ra thêm tội lớn, đó là tội khinh thường Phật. Tội lớn này, nếu chúng ta không nhận ra sớm để hối cải, thì sẽ bị đọa vào những đường ác.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Ấn Quang Đại Sư nói rằng: “Nếu muốn được hưởng những hương hoa từ Phật Pháp, chúng ta phải cầu nguyện ở nơi cung kính. Ở nơi càng cung kính sẽ trừ đi được một phần nghiệp ác và được tăng thêm một phần công đức. Khi có thêm được mười phần cung kính sẽ trừ đi mười phần nghiệp ác và được tăng thêm mười phần ơn phước. Nếu chúng ta không chú ý mà giữ thân tâm cung kính, sẽ vừa bị mắc tội nghiệp xấu, và ơn phước cũng bị giảm đi”.

Ở trong những buổi lễ, tụng, niệm, chúng ta đều phải tỏ lòng thành kính. Bởi nếu chúng ta không thành kính, thì ví như đó chỉ là một buổi hát tuồng bình thường. Chẳng hề thể hiện điều gì đến Phật cả, cũng chẳng tỏ ý mong ước gì, tất cả đều là vô nghĩa. Nhưng nếu xuất phát từ thâm tâm chúng ta, mà bày tỏ ơn tối thắng của Phật, tỏ lòng Từ bi, tôn kính Phật, thì sẽ có được công đức rất to lớn.

  1. Lời dạy cho người đi chữa bệnh

Những người chuyên tâm niệm Phật khi bị bệnh, nếu tuổi đời chưa hết sẽ được sớm lành bệnh. Những người bị bệnh, chúng ta nên dùng toàn tâm toàn ý để niệm Phật, vừa để tiêu diệt đi nghiệp xấu, vừa giúp bản thân nhanh chóng lành bệnh. Khi tuổi thọ vừa hết, sẽ được Chư Phật tiếp dẫn đưa về Thế giới Tây phương Cực Lạc.

Bởi công đức có được từ kiếp trước đã trừ tận diệt hết nghiệp ác. Còn ai cứ buồn bã chán nản mà buông xuôi, không chăm chỉ niệm Phật mà mong cầu khỏe lại. Thì người đó không chỉ không hết bệnh, mà khi qua đời thần thức vẫn không được theo mong ước.

Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư

Thường khi bị bệnh chúng ta có thể dùng thuốc để chữa trị bệnh, nhưng đó không phải là điều bắt buộc. Nếu bệnh nặng có dùng thuốc tiên cũng khó lòng mà chữa khỏi được, nói chi đến những phương thuốc của người phàm.

Nhưng có một loại thuốc nên sử dụng, đó chính là thân tâm siêng năng niệm Kinh Phật. Không chỉ không làm hao tổn tâm trí mà còn giúp bản thân tịnh tâm hơn để niệm Phật. Chỉ cần niệm Kinh Phật thường xuyên thì bệnh nào cũng được chữa lành.

Niệm Phật cũng giống như việc chúng ta uống thuốc. Nếu ta biết rõ ràng nguồn gốc, hiểu rõ bệnh tình, thì sẽ dùng thuốc chữa trị được đúng bệnh. Toa thuốc này sẽ trị được bách bệnh, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được thì bệnh mới mau lành. Bởi vậy, không phải ai niệm Phật cũng có thể hết được bệnh, chỉ có người nào thấu hiểu mới có thể đạt được. Nếu chúng ta siêng năng niệm Phật, ắt hẳn bệnh đó tự sinh nó sẽ tự diệt đi.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *